Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?

Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?

Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?

Ngày 01/11/2024, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng vận chuyển chịu giám sát hải quan và hàng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi hệ thống điện tử của hải quan gặp sự cố.

Theo đó, tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 có quy định về trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự cố như sau:

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai

Công chức được phân công thực hiện tiếp nhận hồ sơ hai quan từ người khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 191/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC.

Thực hiện kiểm tra tính đầy đủ thông tin trên tờ khai hải quan và bảng kê chi tiết hàng hóa theo Mẫu số 02 đối với háng nhập khẩu và Mẫu số 03 đối với hàng xuất khẩu ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 do doanh nghiệp xuất trình.

Trường hợp người khai hải quan thực hiện khai đầy đủ thông tin trên từ khai hải quan và bảng kê chi tiết hàng hóa thì cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện như sau:

- Cấp số tờ khai: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai mở sở theo dõi việc cấp số tờ khai giấy đảm bảo 14 ký tự theo nguyên tắc sau: 98, mà Chi cục mà Đội nghiệp vụ (04 ký tự), năm đăng ký (02 ký tự), số thứ tự tờ khai (06 ký tự số).

Số tờ khai được cấp theo từng năm, hết năm, số tờ khai được cấp lại từ sở tờ khai đầu tiên (ví dụ: năm 2015, số tờ khai bắt đầu là 98CCCC.15000001; năm 2016 sở tờ khai bắt đầu là 98CCCC.16000001; trong đó CCCC là mã đơn vị làm thủ tục hải quan).

- Ghi số tờ khai, mã Chi cục Hải quan tiếp nhận, ngày tháng năm đăng kỳ trên tờ khai hải quan và Bảng kẻ chỉ tiết hàng hóa.

- Ký tên, đóng dầu công chức xác nhận tại ở công chức đăng ký tờ khai trên tờ khai hải quan.

Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, công chức tiếp nhận nêu rõ lý do và đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan từ chối đăng ký tờ khai hải quan thông qua Phiếu yêu cầu nghiệp vụ.

Sau khi được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt tại Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, công chức tiếp nhận trả hồ sơ kèm theo Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để người khai hải quan biết rõ lý do.

Bước 2: Xác nhận thông quan tờ khai Toàn bộ các lô hàng theo vận đơn khai trên Bảng kê chi tiết hàng hóa được thông quan theo khai báo của người khai hải quan.

Công chức hải quan kỳ tên, ghi ngày tháng năm đóng dầu công chức vào ô "xác nhận thông quan” trên tờ khai hải quan và xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giảm sát tại Bảng kẽ chi tiết hàng hóa và chuyển 02 tờ khai hải quan kèm Bảng kẻ chỉ tiết hàng hóa cho cán bộ hải quan bộ phận giám sát.

Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào? (Hình từ internet)

Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào? (Hình từ internet)

Hàng hóa xuất nhập khẩu nào phải kiểm tra hiện nay?

Căn cứ tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:

- Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 Luật Quản lý ngoại thương 2017;

- Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;

- Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về trường hợp áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

- Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;

+ Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hải quan

Phạm Ngô Hồng Phúc

Thủ tục hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục hải quan Hàng hóa xuất nhập khẩu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
Pháp luật
Trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố theo Quyết định 2538 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?
Pháp luật
Hải quan là gì? Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như thế nào?
Pháp luật
Quyết định 2538 quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thế nào?
Pháp luật
Tải danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mới nhất? Hướng dẫn sử dụng?
Pháp luật
Mẫu PO là gì? Những lưu ý khi lập mẫu PO? Đơn đặt hàng có thay thế được Hợp đồng mua bán không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? Tải mẫu ở đâu?
Pháp luật
Mã hàng làm thủ tục hải quan đối với rượu vang làm từ nho tươi là mã nào theo quy định pháp luật?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào