Trình tự và thủ tục miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như thế nào?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào?
- Trình tự và thủ tục miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài chính quy định như thế nào?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tài chính đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bị miễn nhiệm khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:
Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý
1. Điều kiện miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi không tham gia thành viên Hội đồng quản lý.
b) Bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
c) Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã nghỉ quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
d) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
d) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
e) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác không phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
g) Có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
h) Vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Theo đó, thành viên Hội đồng quản lý bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi không tham gia thành viên Hội đồng quản lý.
- Bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
- Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã nghỉ quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
- Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
- Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác không phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
- Có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
- Vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Trình tự và thủ tục miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như thế nào?
Trình tự và thủ tục miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực tài chính quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:
Miễn nhiệm Chủ tịch và Thành viên Hội đồng quản lý
...
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý và thành viên Hội đồng quản lý
Trong trường hợp có đề xuất hợp pháp về việc miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý thì Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý chủ trì cuộc họp giải quyết; cuộc họp phải đảm bảo về tỷ lệ và thành phần tham gia, tỷ lệ biểu quyết theo quy định của pháp luật, điểm a khoản 2 Điều 16 và khoản 1 Điều 18 Thông tư này. Trong trường hợp miễn nhiệm đồng thời Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này quyết định việc tổ chức cuộc họp.
Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm có: (1) Tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm; (2) Biên bản họp Hội đồng quản lý; (3) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).
Theo đó, đối với việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thì Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét trình cấp có thẩm quyền về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
(1) Tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm;
(2) Biên bản họp Hội đồng quản lý;
(3) Các văn bản khác có liên quan (nếu có).
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Tài chính đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC như sau:
Tiêu chuẩn thành viên và thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
b) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
c) Có trình độ từ đại học trở lên.
d) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
đ) Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
Theo đó, thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và ý thức kỷ luật tốt.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Có trình độ từ đại học trở lên.
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Độ tuổi đảm bảo để đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (05 năm).
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Thông tư 11/2023/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?