Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
- Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh
- Tiếp tục duy trì giám sát hành trình nhập cảnh tại các cửa khẩu, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19
- Chủ động cập nhật tài liệu chống dịch COVID-19 và đưa tin kịp thời
Hiện nay, dịch COVID-19 đã ghi nhận tại hầu hết các nước trên thế giới, bệnh đã có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu quả với các chủng vi rút SARS-CoV-2 hiện đang lưu hành; trong thời gian gần đây, dịch đã có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc với tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cao.
Căn cứ tình hình dịch COVID-19 và Nghị định 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch y tế biên giới, Bộ Y tế ban hành Công văn 2118/BYT-DP ngày 26/4/2022 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau:
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh
Theo mục 1 Công văn 2118/BYT-DP ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện việc tạm dừng khai báo y tế COVID-19 như sau:
"1. Tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ lúc 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022."
Tiếp tục duy trì giám sát hành trình nhập cảnh tại các cửa khẩu, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19
Theo mục 2 Công văn 2118/BYT-DP ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan duy trì giám sát hành trình nhập cảnh tại các cửa khẩu như sau:
"2. Duy trì giám sát hành trình nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới."
Theo đó, một số biện pháp kiểm dịch y tế biên giới đối với người nhập khẩu bao gồm:
*Thu thập thông tin trước khi người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh (theo Điều 7 Nghị định 89/2018/NĐ-CP)
(1) Kiểm dịch viên y tế thu thập thông tin từ các nguồn sau:
- Cổng thông tin điện tử quốc gia, cảng, cửa khẩu;
- Cơ quan quản lý cửa khẩu, cảng;
- Cơ quan y tế tại cảng, cửa khẩu;
- Hãng vận tải, chủ phương tiện vận tải, người trực tiếp điều khiển phương tiện vận tải; công ty du lịch, lữ hành; hướng dẫn viên du lịch;
- Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các nguồn thông tin khác.
(2) Thông tin cần thu thập:
- Thông tin chung về tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
- Thông tin từ tờ khai y tế của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định tại Điều 13 Nghị định này;
- Thông tin về hàng hóa có khả năng phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm được quy định tại Điều 21 Nghị định này;
- Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (nếu có).
*Xử lý thông tin trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (theo Điều 8 Nghị định 89/2018/NĐ-CP)
Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định này đối với người thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Người phải khai báo y tế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
(2) Người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
(3) Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần (ngồi sát bên cùng hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng chuyến xe, toa tầu, máy bay, tầu thuyền) với người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát.
*Kiểm tra giấy tờ đối với người (theo Điều 9 Nghị định 89/2018/NĐ-CP)
(1) Đối tượng kiểm tra:
- Người thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
- Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
(2) Loại giấy tờ kiểm tra:
- Tờ khai y tế trong trường hợp phải khai báo y tế;
- Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.
(3) Xử lý kết quả kiểm tra:
- Trường hợp người thuộc điểm a khoản 1 Điều này qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
- Trường hợp người bị kiểm tra thuộc điểm b khoản 1 Điều này có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Chủ động cập nhật tài liệu chống dịch COVID-19 và đưa tin kịp thời
Theo mục 3 Công văn 2118/BYT-DP ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động cập nhật tài liệu chống dịch COVID-19 và đưa tin kịp thời như sau:
"3. Chủ động cập nhật các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình hiện nay và chủ động đưa tin kịp thời.
Bộ Y tế tiếp tục cập nhật, cung cấp thông tin về hình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước để có các biện pháp phòng chống dịch phù hợp."
Bùi Ngọc Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?