Xác định thời gian, tiền lương tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP như thế nào?

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP ra sao? - Câu hỏi của bạn Hương Trà (Thạnh Phú)

Xác định tiền lương hiện hưởng và tiền lương bình quân tháng để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế ra sao?

Theo giải thích tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tiền lương hiện hưởng như sau:

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
1. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Theo đó, tiền lương hiện hưởng được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế.

Tiền lương tháng được tính bao gồm:

- Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp

- Hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty;

- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương

- Mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tiền lương bình quân được hiểu là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế.

Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.

Hướng dẫn xác định thời gian, tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP?

Hướng dẫn xác định thời gian, tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP?

Hướng dẫn xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP hướng dẫn xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
...
3. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.
4. Thời gian để tính trợ cấp quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
5. Thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 5, Điều 8 Nghị định này nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

Theo đó, thời gian để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế xác định như sau:

(1) Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng;

Trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.

(2) Thời gian để tính trợ cấp chế độ tinh giản biên chế là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo số bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ.

Trong đó, các trợ cấp tinh giản biên chế gồm:

- Chính sách về hưu trước tuổi

- Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước,

- Chính sách thôi việc,

- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu.

Nếu tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc:

Từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

(3) Đối với chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu vàcChính sách nghỉ hưu trước tuổi thì thời gian để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi được xác định như sau:

Nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 1/2 năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của 1/2 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.

Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế là ai?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định vấn đề này như sau:

Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dự do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
b) Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
d) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
g) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
h) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, các đối tượng trên thuộc những trường hợp thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định mới.

Nghị định 29/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/7/2023

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh giản biên chế

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh giản biên chế
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo cải cách tiền lương tiết kiệm từ việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định tiền lương tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế? 03 đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế?
Pháp luật
08 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế? Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đối với viên chức lấy từ đâu?
Pháp luật
Không thực hiện tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?
Pháp luật
Tinh giản biên chế là gì? Những đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định mới?
Pháp luật
Chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tính tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo chính sách tinh giản biên chế?
Pháp luật
Tinh giản biên chế có thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hay không?
Pháp luật
Tự nguyện xin tinh giản biên chế khi đang trong thời gian xem xét kỷ luật theo quy định hiện nay được hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào