Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là gì? Sở Tư pháp tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích như thế nào?
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là gì?
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là gì? (Hình từ Internet)
Trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích, Sở Tư pháp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích
1. Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin lý lịch tư pháp về án tích do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị kết án thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin; trường hợp không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án thì Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Theo đó, Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin lý lịch tư pháp về án tích do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị kết án thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin;
Trường hợp không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án thì Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ những nguồn nào?
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ những nguồn theo quy định tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau đây:
1. Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;
2. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
3. Quyết định thi hành án hình sự;
4. Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
5. Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
6. Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
7. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
8. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
9. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;
10. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;
11. Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;
12. Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
13. Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;
14. Quyết định xóa án tích;
15. Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;
16. Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
17. Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
18. Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Xem toàn bộ nội dung về Lý lịch tư pháp tại đây: Tải về
Tải mẫu Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 tại đây: Tải về
Tải mẫu Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 tại đây: Tải về
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lý lịch tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?