Thủ tục lập hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất mới nhất ra sao? Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất gồm có những gì?
Thủ tục lập hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất mới nhất được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 2 Thủ tục hành chính ban kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT 2023 quy định về thủ tục lập hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất như sau:
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Thân nhân người người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng giám định y khoa.
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Đường bưu chính công ích.
+ Nộp trực tiếp.
- Thời gian giải quyết: 60 ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản khám giám định y khoa.
- Lệ phí (nếu có): Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Thủ tục lập hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất mới nhất ra sao? Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất gồm có những gì?
Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất mới nhất gồm có những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 2 Thủ tục hành chính ban kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT 2023 quy định về hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất gồm có:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT .
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Giấy ra viện;
+ Sổ khám bệnh;
+ Phiếu khám bệnh;
+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;
+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định;.
- Số lượng hồ sơ : 01 Bộ
Mẫu giấy và cách ghi giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất được quy định như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
- Căn cứ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT mẫu giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất như sau:
Tải mẫu giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất tại đây.
Cách ghi giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
- Căn cứ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT hướng dẫn cách ghi giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất như sau:
+ Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
+ Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
+ Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
+ Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/ lại/ tổng hợp/phúc quyết.
+ Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.
+ Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
+ Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
+ Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ tử tuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?