Tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được trả dựa trên cơ sở nào?
- Tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được trả dựa trên cơ sở nào?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có được tăng lương khi công ty TNHH hai thành viên trở lên không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có được kiêm Giám đốc công ty không?
Tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được trả dựa trên cơ sở nào?
Tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty được quy định tại Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác
1. Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Theo quy định này thì tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được chi trả theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Khoản tiền lương này được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được trả dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thành viên có được tăng lương khi công ty TNHH hai thành viên trở lên không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn?
Căn cứ Điều 71 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên của công ty có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
b) Trung thành với lợi ích của công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng tiền lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
3. Thông báo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà họ làm chủ, có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.
...
Theo quy định trên thì chỉ có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mới không được tăng tiền lương, trả thưởng khi công ty TNHH hai thành viên trở lên không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
Như vậy, có nghĩa là Chủ tịch Hội đồng thành viên vẫn có thể được tăng lương khi công ty TNHH hai thành viên trở lên không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có được kiêm Giám đốc công ty không?
Chủ tịch Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch hội đồng thành viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?