Tổ chức tài chính vi mô muốn mua lại phần vốn góp của thành viên thì phải kinh doanh liên tục có lãi trong vòng bao lâu?
Tổ chức tài chính vi mô muốn mua lại phần vốn góp của thành viên thì phải kinh doanh liên tục có lãi trong vòng bao lâu?
Điều kiện để tổ chức tài chính vi mô mua lại phần vốn góp của thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Mua lại phần vốn góp của tổ chức tài chính vi mô
1. Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, điều kiện thanh toán và xử lý phần vốn góp thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp.
2. Điều kiện để tổ chức tài chính vi mô mua lại phần vốn góp của thành viên bao gồm:
a) Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế;
b) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
d) Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, tổ chức tài chính vi mô vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính vi mô muốn mua lại phần vốn góp của thành viên thì phải kinh doanh liên tục có lãi trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế.
Tổ chức tài chính vi mô muốn mua lại phần vốn góp của thành viên thì phải kinh doanh liên tục có lãi trong vòng bao lâu? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô có được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng không?
Việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng được quy định tại khoản 6 Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
...
4. Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.
5. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 (năm mươi) triệu đồng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng.
6. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
7. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác sau:
a) Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn;
b) Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô;
c) Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
d) Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
...
Như vậy, theo quy định thì tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn nào?
Các hoạt động huy động vốn của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi tự nguyện;
b) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau đây:
(1) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức:
- Tiết kiệm bắt buộc;
- Tiền gửi tự nguyện;
(2) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?