Trình tự nhân bản và ký xác nhận hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào theo quy định?
- Trình tự nhân bản và ký xác nhận hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giao nộp bao nhiêu bộ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính là gì?
Trình tự nhân bản và ký xác nhận hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào?
Trình tự nhân bản và ký xác nhận hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV, cụ thể như sau:
Sau khi hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp được hoàn thiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nhân bản đủ số lượng theo quy định và ký xác nhận như sau:
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã gồm 05 bộ, Ủy ban nhân dân cấp xã ký và Ủy ban nhân dân cấp huyện ký xác nhận. Đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận; đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký.
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện gồm 04 bộ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận.
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 03 bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký.
Trình tự nhân bản và ký xác nhận hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải giao nộp bao nhiêu bộ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước?
Quản lý, lưu trữ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BNV, cụ thể như sau:
Quản lý, lưu trữ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nộp 01 bộ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương tại Bộ Nội vụ.
2. Đối với hồ sơ địa giới đơn vị hành chính còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành bàn giao để quản lý, khai thác và sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ như sau:
a) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh được bàn giao tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện được bàn giao tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
c) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã được bàn giao tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nộp 01 bộ hồ sơ địa giới đơn vị hành chính vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương tại Bộ Nội vụ.
Lưu ý:
- Đối với hồ sơ địa giới đơn vị hành chính còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành bàn giao để quản lý, khai thác và sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ như sau:
+ Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh được bàn giao tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện được bàn giao tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã được bàn giao tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính là gì?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BNV, cụ thể như sau:
(1) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Tổ chức lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
- Giao nộp vào lưu trữ và bàn giao hồ sơ địa giới đơn vị hành chính theo quy định tại Thông tư này.
- Bảo đảm điều kiện thực hiện lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
(2) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới đơn vị hành chính trên thực địa tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến để Nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ mốc địa giới đơn vị hành chính. Khi phát hiện mốc bị xê dịch vị trí, bị hư hỏng hoặc bị mất phải có trách nhiệm lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định của pháp luật; báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức khôi phục mốc địa giới đơn vị hành chính.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?