Trước khi ban hành quy chế thưởng doanh nghiệp có cần phải xin ý kiến từ người lao động hay không?
- Trước khi ban hành quy chế thưởng doanh nghiệp có phải xin ý kiến từ người lao động hay không?
- Mẫu quyết định ban hành quy chế thưởng đối với người lao động tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Doanh nghiệp xây dựng quy chế thưởng mà không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Trước khi ban hành quy chế thưởng doanh nghiệp có phải xin ý kiến từ người lao động hay không?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quy chế thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo quy định thì trước khi xây dựng và ban hành quy chế thưởng,doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của người lao động thông qua tổ chức đại diện người lao động (Công đoàn) tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, pháp luật cũng nêu rõ là "...tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở."
Như vậy, cũng có thể hiểu là đối với nơi không có tổ chức đại diện người lao động thì doanh nghiệp không cần phải tham khảo ý kiến và có thể tự mình quyết định nội dung trong quy chế thưởng tết.
Trước khi ban hành quy chế thưởng doanh nghiệp có cần phải xin ý kiến từ người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định ban hành quy chế thưởng đối với người lao động tại doanh nghiệp mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hiện tại, căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan thì không có văn bản nào quy định cụ thể về mẫu quyết định ban hành quy chế thưởng doanh nghiệp đối với người lao động.
Việc soạn thảo cũng như nội dung trong mẫu quyết định sẽ do phái doanh nghiệp tự thực hiện.
Trong nội dung quyết định ban hành quy chế thưởng đối với người lao động tại doanh nghiệp phải đảm bảo được một số nội dung như:
(1) Đối tượng khen thưởng;
(2) Tiêu chí khen thưởng:
(3) Hình thức khen thưởng, trong đó bao gồm:
- Thưởng đánh giá hàng tháng,
- Thưởng đánh giá chuyên cần,
- Thưởng đột xuất,
- Thưởng tết (bao gồm cách tính thưởng tết).
....
(4) Quy trình xét thưởng,
(5) Thời hạn và phương thức trả thưởng.
Có thể tham khảo mẫu quyết định ban hành quy chế thưởng đối với người lao động tại doanh nghiệp sau đây: TẢI VỀ.
Doanh nghiệp xây dựng quy chế thưởng mà không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp xây dựng quy chế thưởng mà không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.00.000 đến 10.000.000 đồng.
Đối với doanh nghiệp (tổ chức) thì trong trường hợp không thm khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động trước khi xây dựng quy chế thưởng sẽ bị phạt tiền 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy chế thưởng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?