Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn hay không?
- Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn hay không?
- Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có phải báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp cho cơ quan chuyên môn không?
- Hộ gia đình, cá nhân có phải có trách nhiệm trong việc giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn không?
Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn hay không?
Căn cứ tại Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động như sau:
Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động
1. Việc đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đạt dung tích lớn nhất theo khả năng tiếp nhận đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ xử lý chất thải không có khả năng tiếp tục vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và không có khả năng chuyển giao việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chủ xử lý chất thải có nhu cầu đóng bãi chôn lấp thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
d) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
Như vậy, trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp, chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát.
Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn hay không? (Hình từ Internet)
Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có phải báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp cho cơ quan chuyên môn không?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì:
Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chủ xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các nội dung quy định tại điểm d khoản 3 Điều 32 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
Nội dung chính của báo cáo về hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom khí thải và các công trình bảo vệ môi trường khác (nếu có) theo quy định pháp luật;
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước ngầm và khí thải từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường;
- Báo cáo việc phục hồi môi trường, cải tạo cảnh quan khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong những năm tiếp theo;
- Bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Hộ gia đình, cá nhân có phải có trách nhiệm trong việc giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân
1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý chất thải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?