Trường hợp hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì xử lý như thế nào?
Bưu gửi không có người nhận được xác định như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC quy định việc xác định đối với bưu gửi không có người nhận như sau;
- Bưu gửi được xác định là không có người nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bưu gửi mà người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại (sau đây gọi là bưu gửi bị từ chối nhận).
+ Bưu gửi không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 17 Luật bưu chính sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bưu gửi được chấp nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là bưu gửi không phát được). Thời hạn này bao gồm thời gian công khai thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm các nội dung chính sau đây:
+ Trường hợp bưu gửi bị từ chối nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
++ Thông tin xác định thời gian bưu gửi bị từ chối nhận;
++ Thông tin về bưu gửi bị từ chối nhận (số hiệu bưu gửi (nếu có), ký hiệu đặc thù của bưu gửi; họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận trên bưu gửi và các thông tin khác có liên quan);
++ Chữ ký, họ tên đầy đủ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ xác định nhân thân của người từ chối nhận bưu gửi. Trường hợp người từ chối nhận là tổ chức thì phải có dấu, chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức đó.
+ Trường hợp bưu gửi không phát được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
++ Lý do bưu gửi không phát được;
++ Chữ ký, họ tên đầy đủ của nhân viên thực hiện việc phát bưu gửi đó.
+ Trường hợp người gửi có chỉ dẫn bằng văn bản về việc từ chối nhận lại khi không phát được bưu gửi cho người nhận thì tài liệu này được coi là căn cứ xác định việc người gửi từ chối nhận lại.
Bưu gửi không có người nhận xử lý thế nào?
Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như sau:
* Nguyên tắc xử lý theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC như sau:
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện thông qua Hội đồng xử lý bưu gửi không có người nhận (sau đây gọi là Hội đồng) do doanh nghiệp quyết định thành lập.
- Hội đồng xử lý trên cơ sở danh sách bưu gửi không có người nhận do doanh nghiệp lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản (theo mẫu tại Phụ lục 5) và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định tiêu hủy.
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên liên quan theo mẫu tại Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5.
* Xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện theo Điều 8 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC:
- Khi mở bưu gửi không có người nhận, nếu phát hiện thấy địa chỉ hoặc các thông tin, chỉ dẫn liên quan đến người gửi hoặc người nhận thì Hội đồng bàn giao bưu gửi cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2) để phát lại cho người sử dụng dịch vụ. Trường hợp không phát lại được thì Hội đồng quyết định hình thức xử lý.
- Trường hợp phát hiện trong bưu gửi không có người nhận có chứa vật phẩm, hàng hóa bị cấm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 và tại Điều 12 Luật bưu chính thì Hội đồng lập biên bản bàn giao cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3) để doanh nghiệp thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bưu gửi không có người nhận được xử lý theo các hình thức sau đây:
+ Bàn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan bản chính các giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (theo mẫu tại Phụ lục 4).
Trước khi thực hiện bàn giao, doanh nghiệp gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đề nghị tiếp nhận hoặc hỗ trợ xử lý bản chính các giấy tờ này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan từ chối tiếp nhận hoặc không có ý kiến trả lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp gửi văn bản thì doanh nghiệp quyết định cho tiêu hủy;
+ Giao cho doanh nghiệp tiền có giá trị lưu hành trong bưu gửi không có người nhận để hạch toán theo quy định của pháp luật (theo mẫu tại Phụ lục 3);
+ Giao cho doanh nghiệp các vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không có người nhận để bán, tiêu hủy, làm từ thiện hoặc xử lý theo hình thức khác (theo mẫu tại Phụ lục 3).
Căn cứ quy định trên, ta thấy trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản theo mẫu quy định và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về quyết định tiêu hủy.
Trường hợp hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì xử lý như thế nào?
Bưu gửi không có người nhận thì doanh nghiệp có được hoàn thuế không?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC về việc hoàn thuế đối với doanh nghiệp có bưu gửi không có người nhận như sau:
- Doanh nghiệp được hoàn các khoản thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với bưu gửi được xác định là không có người nhận.
- Việc hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, bưu gửi được xác định là không có người nhận khi người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại hoặc không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi theo quy định. Theo đó, trường hợp bưu gửi được xác định là không có người nhận thì được xử lý theo nguyên tắc quy định tại Điều 6 và tiến hành việc xử lý theo Điều 8 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC.
Đối với trường hợp phát hiện vật phẩm, hàng hóa trong bưu gửi không phát được bị hỏng do đặc tính tự nhiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp lập biên bản theo mẫu quy định và quyết định tiêu hủy vật phẩm, hàng hóa này mà không bắt buộc phải thông qua Hội đồng. Doanh nghiệp có bưu gửi không có người nhận sẽ được hoàn thuế đối với các khoản thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bưu gửi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?