Trường hợp xây thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản xử phạt nhưng tiếp tục sai phạm thì xử lý ra sao?
- Thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Trường hợp xây thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản xử phạt nhưng tiếp tục sai phạm thì xử lý ra sao?
- Ngoài hình thức lập biên xử phạt vi phạm hành chính thì còn có hình thức nào khác không?
Thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị thi công có hành vi thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp sẽ tù thuộc vào công trình đang xây, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trường hợp xây thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản xử phạt nhưng tiếp tục sai phạm thì xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp tiếp tục sai phạm sau khi đã bị lập biên bản yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
Theo đó, đơn vị thi công đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính yêu cầu chấm dứt hành vi thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng (trước khi ban hành quyết định xử phạt) mà tiếp tục thực hiện hành vi sai phạm của mình thì cơ quan thẩm quyền ra quyết định xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trường hợp xây thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản xử phạt nhưng tiếp tục sai phạm thì xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Ngoài hình thức lập biên xử phạt vi phạm hành chính thì còn có hình thức nào khác không?
Căn cứ Điều 55 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính như sau:
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ngoài hình thức lập biên bản thì việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?