Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bằng những biện pháp nào?
- Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bằng những biện pháp nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xem là bảo toàn vốn khi nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải thực hiện giám sát nội bộ đối với hoạt động bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp không?
Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bằng những biện pháp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định thì việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
(1) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
(2) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
(3) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính;
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
(4) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bằng những biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xem là bảo toàn vốn khi nào?
Điều kiện bảo toàn vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) như sau:
Bảo toàn vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.
...
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính;
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Định kỳ hàng năm doanh nghiệp phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của doanh nghiệp, phương pháp đánh giá như sau:
a) Sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không phát sinh lỗ hoặc có lãi, doanh nghiệp bảo toàn vốn.
b) Trường hợp sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ (bao gồm trường hợp còn lỗ lũy kế), doanh nghiệp không bảo toàn được vốn.
Theo đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Định kỳ hàng năm doanh nghiệp phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của mình.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xem là bảo toàn vốn nếu sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không phát sinh lỗ hoặc có lãi.
Lưu ý: Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải thực hiện giám sát nội bộ đối với hoạt động bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp không?
Việc giám sát nội bộ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Giám sát nội bộ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp thực hiện giám sát nội bộ những nội dung sau đây:
a) Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp;
c) Việc đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
d) Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
đ) Những nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo kết quả giám sát nội bộ; thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải thực hiện việc giám sát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?