Việc chuyển đổi công năng nhà ở cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở?
Việc chuyển đổi công năng nhà ở cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định về việc chuyển đổi công năng nhà ở cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chưa hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng mà chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh mục tiêu đầu tư thì thực hiện điều chỉnh mục tiêu dự án trong chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở; đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công thì việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Đối với nhà ở đã hoàn thành việc nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa bố trí sử dụng thì thực hiện chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
- Nhà ở chuyển đổi công năng phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 124 Luật Nhà ở 2023 và quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
- Chỉ thực hiện chuyển đổi công năng đối với nhà ở thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Nhà ở 2023; đối với nhà chung cư thì có thể chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ nhà chung cư.
- Việc chuyển đổi công năng nhà ở không được làm thay đổi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực có nhà ở chuyển đổi, phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn theo pháp luật về xây dựng và tuân thủ nghĩa vụ tài chính, thuế đối với nhà ở được chuyển đổi theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan.
- Nhà ở chuyển đổi công năng phải có cùng nguồn vốn đầu tư xây dựng với nhà ở sau chuyển đổi.
- Đối với dự án được đầu tư bằng vốn đầu tư công sau khi chuyển đổi công năng thì việc quản lý tiền thu được từ việc thuê, thuê mua, bán nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
Việc chuyển đổi công năng nhà ở cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở?
Căn cứ theo Điều 50 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:
- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được quy định như sau:
+ Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc nhà ở trong dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án còn lại không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
- Đối với nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng được quy định như sau:
+ Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở công vụ được bố trí cho các đối tượng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác (sau đây gọi chung là cơ quan trung ương) quản lý và nhà ở thuộc tài sản công quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 (sau đây gọi là nhà ở cũ thuộc tài sản công) do các cơ quan trung ương đang quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng đối với nhà ở công vụ và nhà ở cũ thuộc tài sản công do địa phương đang quản lý.
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được lập theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP; Tải
- Đề án chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm các nội dung: địa chỉ, số lượng nhà ở cần chuyển đổi; nguyên nhân, sự cần thiết phải chuyển đổi công năng nhà ở, thời gian thực hiện việc chuyển đổi, loại nhà ở sau khi chuyển đổi, phương án quản lý sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi (cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định pháp luật về nhà ở), trách nhiệm thực hiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các nội dung khác có liên quan;
- Trường hợp chuyển đổi nhà ở trong dự án thì phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ nghiệm thu đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp chuyển đổi nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì phải có hồ sơ quản lý, sử dụng nhà ở đó.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển đổi công năng nhà ở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?