Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định dựa trên những cơ sở nào? Dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn thì thời hạn hoạt động của dự án là bao lâu?
Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định dựa trên những cơ sở nào?
Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở:
a) Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư;
b) Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư;
c) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
2. Vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư được xác định trên cơ sở vốn nhà đầu tư đã góp, huy động và lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành.
3. Việc giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư được đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Đầu tư được thực hiện trong các trường hợp sau:
...
Như vậy, theo quy định, vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định dựa trên các cơ sở sau đây:
(1) Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư;
(2) Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư;
(3) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định dựa trên những cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án là bao lâu?
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án tối đa là 70 năm.
Dự án đầu tư có thể bị ngừng một phần hoạt động trong trường hợp nào?
Trường hợp ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn ngừng hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thể ngừng một phần hoạt động dự án đầu tư trong các trường hợp sau:
(1) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
(2) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
(3) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
(4) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
(5) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?