Vừa chấp hành xong án phạt tù có được quản lý doanh nghiệp? Người chấp hành xong án phạt tù được đánh giá và phân loại ra sao?
Vừa chấp hành xong án phạt tù có được quản lý doanh nghiệp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
...
Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,... hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định..." thì không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hay nói cách khác, pháp luật về doanh nghiệp không có quy định cấm người vừa chấp hành xong án phạt tù (không thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định - quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015) không được quản lý doanh nghiệp.
Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. |
Vừa chấp hành xong án phạt tù có được quản lý doanh nghiệp? Người chấp hành xong án phạt tù được đánh giá và phân loại ra sao? (Hình từ Internet)
Người chấp hành xong án phạt tù được đánh giá và phân loại ra sao?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BCA thì người chấp hành xong án phạt tù được đánh giá và phân loại thành một trong bốn (04) nhóm sau:
(1) Nhóm A: Có ý thức chấp hành pháp luật; có điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập cộng đồng như đã có việc làm ổn định; sống trong môi trường tốt; có cuộc sống ổn định;
(2) Nhóm B: Có ý thức chấp hành pháp luật nhưng còn gặp khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng như: Không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định; cuộc sống gặp khó khăn; bản thân còn tự ti, mặc cảm;
(3) Nhóm C: Còn chưa có ý thức chấp hành pháp luật, không thực hiện yêu cầu quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ của tổ chức, người được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ; còn có những điều kiện, khả năng vi phạm pháp luật như sống ở môi trường phức tạp về an ninh, trật tự; hòan cảnh sống, hòan cảnh gia đình dễ dẫn đến vi phạm pháp luật;
(4) Nhóm D: Đang ở trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong đó:
Công an cấp xã thực hiện đánh giá, phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá sau khi nhận được bản báo cáo về kết quả quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.
Định kỳ hằng quý, Công an cấp xã lập danh sách người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá theo từng nhóm, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (Mẫu HCD-09) và lưu hồ sơ chuyên đề nghiệp vụ lưu giữ hệ thống những tài liệu phản ánh công tác quản lý người tái hòa nhập cộng đồng.
Tải về Mẫu HCD-09 Danh sách phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
Căn cứ đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế, Công an các địa phương tổ chức khảo sát, điều tra Tòan bộ người chấp hành án xong án phạt tù, người được đặc xá trên địa bàn để phục vụ yêu cầu công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với đối tượng nào?
Đương nhiên được xóa án tích được quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 thì:
(1) Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại (2) và (3).
(2) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
(3) Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại (2).
(4) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại (2) và (3).
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người chấp hành xong án phạt tù có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?