Xé túi mù là gì? Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền?
Xé túi mù là gì?
Xé túi mù là một loại trò chơi thường liên quan đến việc bóc mở những gói quà hoặc túi kín mà người chơi không biết trước nội dung bên trong. Trò chơi này chủ yếu mang lại sự tò mò và phấn khích cho người tham gia, bởi vì yếu tố bất ngờ chính là điểm nhấn.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Xé túi mù là gì? Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền?
Xử phạt hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định bao nhiêu tiền thì căn cứ điểm c, điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.
Và căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, cá nhân có hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP) thì bị phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trong trường hợp cá nhân có hành vi chơi xé túi mù vứt bỏ rác trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt thì bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài mức phạt hành chính nêu trên, cá nhân chơi xé túi mù vứt bỏ rác thải không đúng nơi quy định buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do thực hiện hành vi vi phạm đó.
Ai có trách nhiệm bảo vệ môi trường?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
...
Như vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
Theo đó, bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xả rác nơi công cộng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?