Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày (hiện hành là 45 ngày) kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có vấn đề pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau.
Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ vì thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều này hoặc bị cáo, bị hại, người bào chữa, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đề nghị áp dụng án lệ thì việc không áp dụng án lệ cũng phải được nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
Đồng thời, Dự thảo cũng quy định mới việc viện dẫn án lệ trong bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp Hội đồng xét xử áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”;
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn nguyên văn nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự.
Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị quyết về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP.
Châu Thanh