Án lệ 22/07/2024 17:11 PM

Quy định mới về án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đề cập nhiều quy định mới về án lệ như phát triển án lệ, lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ,…

Quy định án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024

Quy định mới về án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (Hình từ internet)

Quy định mới về án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trong đó đề cập nhiều nội dung về án lệ có thể kể đến như:

- Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua các hoạt động sau đây:

+ Ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo quy định của luật;

+ Phát triển án lệ;

+ Giải đáp vướng mắc trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc. (Khoàn 2 Điều 30)

- Lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ:

+ Án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố để nghiên cứu, tham khảo, áp dụng trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.

+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc lựa chọn, công bố, áp dụng án lệ. (Điều 32)

Hiện hành, tại Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.

- Nhiệm vụ phát triển án lệ:

+ Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 46, trong đó có nhiệm vụ phát triển án lệ.

+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 3 Điều 48, trong đó có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ.

- Nhiệm vụ đề xuất án lệ:

+ Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 50, trong đó có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 2 Điều 52, trong đó thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Điều 55, trong đó, thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 2 Điều 57, trong đó, thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo Điều 59, trong đó có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt quy định tại Điều 62, trong đó nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 1 Điều 65, trong đó có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 66, trong đó có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương theo Điều 69 trong đó có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 2 Điều 71, trong đó có thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

- Một số quy định khác:

+ Tại Điều 77, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, phát triển án lệ; công bố án lệ.

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 93, trong đó có nhiệm vụ đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Tại Điều 115, Thẩm tra viên Tòa án có nhiệm vụ nghiên cứu các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để đề xuất lựa chọn, phát triển án lệ.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,686

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]