Biểu mẫu 19/12/2023 12:45 PM

Tổng hợp mẫu Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133 mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
19/12/2023 12:45 PM

Xin cho tôi hỏi mẫu Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133 được áp dụng cho đối tượng nào và được quy định như thế nào? - Thành Nam (Kiên Giang)

Tổng hợp mẫu Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133 mới nhất

Tổng hợp mẫu Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133 mới nhất (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133

Cụ thể tại khoản 1 Điều 70 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định đối tượng lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 như sau:

Hệ thống Báo cáo tài chính năm ban hành theo Thông tư 133 được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.

Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

2. Tổng hợp mẫu Báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133

(1) Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

- Báo cáo bắt buộc:

+ Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01a - DNN

Mẫu số B01a - DNN

 

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 - DNN​

Mẫu số B02 - DNN

 

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B09 - DNN​

Mẫu số B09 - DNN

 

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.

Mẫu số B01b - DNN​

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).

Mẫu số F01 - DNN​

- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03 - DNN​

Mẫu số B03 - DNN

 

(2) Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

- Báo cáo bắt buộc:

+ Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01 - DNNKLT

Mẫu số B01 - DNNKLT

 

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 - DNN

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B09 - DNNKLT

Mẫu số B09 - DNNKLT

 

- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03 - DNN

(3) Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01 - DNSN​

Mẫu số B01 - DNSN

 

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 - DNSN

Mẫu số B02 - DNSN

 

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B09 - DNSN

Mẫu số B09 - DNSN

 

Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Lưu ý: Nội dung, phương pháp lập và trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 23,228

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]