Biểu mẫu 16/01/2024 15:15 PM

Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
16/01/2024 15:15 PM

Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 được lập nhằm mục đích gì và cách ghi như thế nào? – Tú Hảo (Bình Phước)

Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200

Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200

Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ là mẫu S33-DN được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Mẫu sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ (Mẫu S33-DN)

 

Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

2. Cách ghi sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200

* Mục đích sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200:

Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán (ngoài TK 131, 331) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

* Căn cứ và cách ghi sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ theo Thông tư 200:

Sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.

- Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

- Cột 1: Ghi tỷ giá ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 2: Ghi số tiền ngoại tệ (Nguyên tệ) phát sinh bên Nợ;

- Cột 3: Ghi số tiền ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 4: Ghi số tiền phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ;

- Cột 5: Ghi số phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ đã quy đổi ra đồng Việt Nam;

- Cột 6, 8: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ sau mỗi nghiệp vụ thanh toán;

- Cột 7,9: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ đã được quy đổi ra đồng Việt Nam sau mỗi nghiệp vụ thanh toán.

3. Quy định về sổ kế toán theo Luật Kế toán 2015

- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

- Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ghi sổ;

+ Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;

+ Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

- Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

(Điều 24 Luật Kế toán 2015)

4. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với sổ kế toán

Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

(Điểm b khoản 3 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 680

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]