Biểu mẫu 21/08/2024 10:51 AM

Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị định 11

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
21/08/2024 10:51 AM

Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước mới nhất đang được sử dụng hiện nay là Mẫu 16a1 (ký hiệu C2-02a/NS).

Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (Mẫu 16a1 Nghị định 11)

Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị định 11 (Hình từ internet)

1. Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị định 11

Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước là Mẫu số 16a1 (ký hiệu C2-02a/NS), 16a2 (ký hiệu C2-02b/NS), 16a3 ký hiệu C2-06a/NS, 16a4 ký hiệu C2-06b/NS ban hành kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP.

Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (Mẫu số 16a1)
Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (Mẫu số 16a2)
Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ (Mẫu số 16a3)
Mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (Mẫu số 16a4)

2. Căn cứ, yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

2.1. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

(Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015)

2.2. Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

- Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.

- Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:

+ Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;

+ Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;

+ Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;

+ Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.

(Điều 21 Luật ngân sách nhà nước 2015)

 

 
 
 
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,220

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]