Biểu mẫu 24/10/2024 09:01 AM

Mẫu Bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã (Thông tư 71/2024/TT-BTC)

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
24/10/2024 09:01 AM

Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính của hợp tác xã. Dưới đây là Bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã.

Mẫu Bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã (Thông tư 71/2024/TT-BTC)

Mẫu Bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã (Thông tư 71/2024/TT-BTC) (Hình từ internet)

1. Mẫu Bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã (Thông tư 71/2024/TT-BTC)

Mẫu bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã là Mẫu F01 – HTX được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC.

Mẫu bảng cân đối tài khoản của hợp tác xã

2. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Thông tư 71/2024/TT-BTC)

Các hợp tác xã căn cứ vào biểu mẫu báo cáo tài chính năm quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 71/2024/TT-BTC và các nguyên tắc chung để thực hiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính tại đơn vị.

* Mục đích của Bảng cân đối tài khoản: Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của HTX trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính.

* Căn cứ và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản:

Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.

Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1, 2- số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6- số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4- Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng.

- Cột 1,2: Số dư đầu năm: Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo), số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.

- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên sổ Cái.

- Cột 5, 6: “Số dư cuối năm”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản, số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ (cột 1) = Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) = Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) = Tổng số dư Có (cột 6).

Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối tài khoản còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 391

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]