Tổng hợp các biểu mẫu về thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140 (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2024/NĐ-CP thì thanh lý rừng trồng là việc xử lý về tài chính, tài sản đối với rừng trồng bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP:
- Do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai, sự cố, thảm họa khác.
- Do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng.
Các biểu mẫu về thanh lý rừng trồng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
Mẫu |
Nội dung |
Tải về biểu mẫu về thanh lý rừng trồng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP |
||
Mẫu số 01 |
Văn bản đề nghị xác định nguyên nhân thiệt hại rừng trồng |
|
||
Mẫu số 02 |
Biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng |
|
||
Mẫu số 03 |
Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng |
|
||
Mẫu số 04 |
Phương án thanh lý rừng trồng |
|
||
Mẫu số 05 |
Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường xác định thiệt hại rừng trồng |
|
||
Mẫu số 06 |
Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng |
|
||
Mẫu số 07 |
Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng |
|
||
Mẫu số 08 |
Quyết định thanh lý rừng trồng |
|
Việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng được quy định tại Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
- Nội dung chi, mức chi
+ Nội dung chi: chi cho các hoạt động lập hồ sơ đề nghị thanh lý, khảo sát, đo đếm, tính toán trữ lượng, giá trị (nếu có), chặt hạ, bốc xếp, vận chuyển lâm sản tận dụng từ rừng trồng được thanh lý và các khoản chi khác theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP;
+ Mức chi: thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Nguồn thu từ bán lâm sản khai thác tận dụng (nếu có) được chi cho các hoạt động tổ chức thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP. Số tiền còn lại sau khi trừ chi phí thanh lý rừng trồng, thực hiện theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP và Nghị định 114/2024/NĐ-CP.
- Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thanh lý rừng trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp không có nguồn thu từ bán lâm sản hoặc nguồn thu từ bán lâm sản nhỏ hơn chi phí thực hiện thanh lý rừng trồng, xử lý như sau:
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý;
+ Bộ, cơ quan trung ương xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hàng năm đối với rừng trồng thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý.