Điều kiện kiểm toán năng lượng |
Ngày có hiệu lực |
Căn cứ pháp lý |
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện. 2. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật; b) Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng; c) Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng. 3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi có đủ các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này. 4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng. Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 1. Người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, hoạt động dịch vụ; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp kỹ thuật liên quan trở lên đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải; b) Có chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2. Người quản lý năng lượng có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; b) Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng; c) Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt; d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đ) Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền sản xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong hoạt động sử dụng năng lượng. 3. Bộ Công thương quy định nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng. |
01/01/2011 |