Một gia đình đưa con đi tiêm vắc-xin. Ảnh: TL. |
Theo WHO, quá trình tiền đánh giá bao gồm
đánh giá của một chuyên gia độc lập về chất lượng, an toàn và hiệu quả của vắc-xin
mà các cơ quan của Liên hiệp quốc sẽ mua. Quá trình này đảm bảo rằng các vắc
xin phù hợp với thị trường mục tiêu và đáp ứng được nhu cầu của các chương
trình tiêm chủng quốc gia.
Theo định nghĩa của WHO, vắc xin được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh đã bị bất hoạt hoặc bị làm suy yếu, chẳng hạn như các vi rút và vi khuẩn. Chúng giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại các căn bệnh này. Tuy nhiên, phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình phát triển khả năng miễn dịch có thể bao gồm các tác dụng phụ như sốt và đau. |
“Kể từ lần đánh giá đầu tiên của WHO vào năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã làm việc bền bỉ và tích cực để trở thành quốc gia thứ 37 trên thế giới được công nhận là có hệ thống quản lý được vận hành đối với vắc xin”, thông cáo báo chí viết.
Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia thứ năm có khả năng sản xuất vắc xin đạt các tiêu chuẩn toàn cầu của WHO về giám sát chất lượng đối với vắc xin sản xuất trong nước.
Ngọc Hùng
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online