Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính lương hưu tăng thêm

03/08/2016 10:33 AM

Ngày 15/7/2016, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP.

File Word hướng dẫn cách tính tiền lương tăng thêm

tiền lương tăng thêm

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Theo đó, hướng dẫn cụ thể cách tính lương tăng thêm và thời gian hưởng mức lương tăng thêm đối với các đối tượng nêu sau:

- Người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến trước ngày 01/5/2016

Ví dụ

Mức lương hưu mới của sau khi điều chỉnh

Thời điểm hưởng mức lương mới

Bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2015 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 01/2015 là 5.200.000 đồng/tháng.

5.200.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.616.000 đồng/tháng

Từ tháng 01/2015

Bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 3/2016 là 4.800.000 đồng/tháng.

4.800.000 đồng/tháng x 1,08 = 5.184.000 đồng/tháng

 

Từ tháng 3/2016

- Người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2.000.000 đồng/tháng

Ví dụ

Mức lương hưu mới của sau khi điều chỉnh

Thời điểm hưởng mức lương mới

Bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01 năm 2016 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 01/2016 là 1.600.000 đồng/tháng.

 

Như vậy, thuộc đối tượng điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, nên mức lương hưu sau khi điều chỉnh tăng 8% là: 1.600.000 đồng/tháng x 1,08 = 1.728.000 đồng/tháng

Do mức lương hưu thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên thuộc đối tượng được tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH.

Mức lương hưu sau khi điều chỉnh là: 1.728.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.978.000 đồng/tháng

Từ tháng 01/2016

Hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng với mức hưởng tại thời điểm tháng 12/2015 là 1.860.000 đồng.

Do mức trợ cấp mất sức lao động nằm trong khoảng từ trên 1.850.000 đồng/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/tháng, nên thuộc đối tượng được điều chỉnh mức trợ cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH.

Mức trợ cấp mất sức lao động sau khi điều chỉnh là 2.000.000 đồng/tháng.

Từ tháng 01/2016

- Giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở

Ví dụ

Mức lương hưu mới của sau khi điều chỉnh

Thời điểm hưởng mức lương mới

Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01/01/1995, bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2015 với mức lương hưu tại thời điểm tháng 3/2015 là 800.000 đồng/tháng.

Như vậy, thuộc đối tượng điều chỉnh tăng 8% theo quy định tại Điều 2 Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH, mức lương hưu sau khi điều chỉnh tăng 8% là: 800.000 đồng/tháng x 1,08 = 864.000 đồng/tháng

- Do mức lương hưu thấp hơn 1.750.000 đồng/tháng, nên thuộc đối tượng được tiếp tục điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH. Mức lương hưu sau khi điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng là: 864.000 đồng/tháng + 250.000 đồng/tháng = 1.114.000 đồng/tháng

- Do mức lương hưu tại thời điểm ngày 01/01/2016 thấp hơn 1.150.000 đồng/tháng, nên thuộc đối tượng được điều chỉnh tăng lên bằng 1.150.000 đồng/tháng; tại thời điểm ngày 01/5/2016 thấp hơn 1.210.000 đồng/tháng, nên bà E thuộc đối tượng được điều chỉnh tăng lên bằng 1.210.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH.

Mức hưởng lương hưu theo từng giai đoạn như sau:

- Từ tháng 3/2015 đến hết tháng 12/2015 là 864.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 01/2016 đến hết tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 5/2016 đến hết tháng 12/2016 là 1.210.000 đồng/tháng.

Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Thanh Hữu

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 41,640

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]