Theo đó, trong lần sửa đổi này, Bộ luật Lao động 2019 sẽ tạo sự linh hoạt cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) thỏa thuận để quyết định xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động; hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ của các bên trong thị trường lao động.
Mục tiêu được đặt ra là hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ của các bên trong thị trường lao động; tạo điều kiện để doanh nghiệp có quyền chủ động trong quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong sản xuất kinh doanh và giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Cụ thể, dự kiến trong Bộ luật Lao động 2019 sẽ dự kiến bỏ trách nhiệm đặt ra các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. NSDLĐ và tập thể NLĐ, căn cứ vào điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh tại từng doanh nghiệp sẽ chủ động tiến hành thỏa thuận, thương lượng tập thể để xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động để áp dụng và công bố công khai tại doanh nghiệp để NLĐ biết, giám sát thực hiện.
Dự kiến Bộ luật Lao động 2019 sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 năm 2019.
Thanh Hữu