Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Thứ nhất, bỏ quy định “người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần”. Như vậy, đồng nghĩa với việc ngày nghỉ hằng năm của năm nào chỉ được nghỉ trong năm đó.
Thứ hai, bổ sung quy định “người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết”. Điều này có nghĩa, ngày nghỉ hằng năm của người lao động do doanh nghiệp quyết định chứ không phải nghỉ tùy ý theo người lao động.
Thứ ba, quy định rằng “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”. Như vậy, nếu trường hợp người lao động còn làm việc cho Doanh nghiệp nhưng chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm của năm trước thì không được Doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Với những nội dung mới nêu trên, có thể thấy tại Dự thảo lần này về ngày nghỉ hằng năm đã có lợi đối với doanh nghiệp nhưng lại thiệt thòi cho người lao động.
Dự kiến, Bộ luật lao động mới sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
Hữu Phạm