07 loại vạch kẻ đường cần phân biệt để tránh mất tiền phạt

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
20/06/2020 11:01 AM

Nếu không muốn mất tiền phạt, người dân khi tham gia giao thông cần nắm rõ ý nghĩa của một số loại vạch kẻ đường thường gặp sau đây (bài viết sử dụng quy định tại Phụ lục G QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020):

**Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

1. Vạch đơn, đứt nét, màu vàng

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn.

2. Vạch đơn, liền nét, màu vàng

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

3. Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

4. Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

**Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

1. Vạch đơn, đứt nét, màu trắng

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

2.  Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

3. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét).

vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Tải ngay iThong để tra cứu mức phạt đối với hành vi vi phạm về vạch kẻ đường:

>> App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY;

>> Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: Chuyển hướng xe có phải nhường đường cho người đi bộ không? Người điều khiển xe tham gia giao thông khi chuyển hướng thì cần lưu ý điều gì?

Đi bộ trên đường cao tốc có bị phạt hay không? Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng quy định của Luật?

Trèo qua dải phân cách để đi băng qua đường bị phạt không? Nếu có thì mức xử phạt theo quy định pháp luật là bao nhiêu?

 

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 214,907

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]