Toàn văn Dự thảo Nghị định |
Đề xuất tăng học phí đại học công lập 12,5%/năm
Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 07 trường đại học công lập trên cả nước của Nhóm chuyên gia ĐHQGHN, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025. Cụ thể như sau:
(i) Trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH trong nước:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Nhóm ngành
|
Mức học phí (NĐ 86) để so sánh |
Cơ sở GDĐH chưa tự bảo đảm thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH trong nước |
||||
Năm học 2020-2021 |
Năm học 2021-2022 |
Năm học 2022-2023 |
Năm học 2023-2024 |
Năm học 2024-2025 |
Năm học 2025-2026 |
|
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
980 |
1.250 |
1.410 |
1.590 |
1.790 |
2.020 |
Khối ngành II: Nghệ thuật |
980 |
1.200 |
1.350 |
1.520 |
1.710 |
1.930 |
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật |
1.170 |
1.250 |
1.410 |
1.590 |
1.790 |
2.020 |
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên |
1.170 |
1.350 |
1.520 |
1.710 |
1.930 |
2.180 |
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao. |
1.170 |
1.450 |
1.640 |
1.850 |
2.090 |
2.360 |
Khối ngành VI.1: Sức khỏe |
1.430 |
1.850 |
2.090 |
2.360 |
2.660 |
3.000 |
Khối ngành VI.2: Y dược |
1.859 |
2.450 |
2.760 |
3.110 |
3.500 |
3.940 |
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, dịch |
980 |
1.200 |
1.500 |
1.690 |
1.910 |
2.150 |
(ii) Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH trong nước: tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại mục (i) tương ứng với từng ngành và từng năm học.
(iii) Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH trong nước: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại mục (i) tương ứng với từng ngành và từng năm học.
(iv) Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đáp ứng khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học, đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế thì được tự xác định học phí của ngành đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
Lý do đề xuất: Căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục đại học công lập trên toàn quốc và nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐHQGHN cho thấy để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng nên Bộ GDĐT đề xuất các cơ sở giáo dục phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.
Xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Châu Thanh