Buộc thôi việc người quản lý DNNN, Kiểm soát viên nếu vi phạm 4 nhóm lỗi sau

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
08/01/2021 17:03 PM

Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Buộc thôi việc người quản lý doanh nghiệp nhà nước

Buộc thôi việc người quản lý DNNN, Kiểm soát viên (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, quy định buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong 4 nhóm trường hợp sau đây:

(1) Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với các hành vi áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách sau:

- Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.

- Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.

- Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.

- Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

- Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

(2) Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với một trong các hành vi áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo sau:

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

(3) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.

(4) Nghiện ma túy (đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền).

Theo Điều 63 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 31/12/2020 và thay thế Nghị định 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,425

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]