Giữa 02 loại hợp đồng lao động này có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
Tiêu chí |
HĐLĐ không xác định thời hạn |
HĐLĐ xác định thời hạn |
Khái niệm |
HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. |
HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. |
Thời hạn của HĐLĐ |
Không xác định thời hạn. |
Có thời hạn không quá 36 tháng. |
Xử lý khi HĐLĐ hết hạn |
Không có thời điểm kết thúc hợp đồng. |
Khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau: + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết; + Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn; + Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019. |
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ |
Trừ các trường hợp không phải báo trước, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động: - Ít nhất 45 ngày. - Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì phải báo trước ít nhất 120 ngày. |
Trừ các trường hợp không phải báo trước, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động: - Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; - Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; - Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; - Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời hạn báo trước như sau: + Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên. + Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng. |
Đóng BHXH bắt buộc; BHYT; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) |
Đóng tất cả các loại bảo hiểm sau: - BHXH bắt buộc; - BHTNLĐ-BNN; - BHYT; - BHTN. |
- Đối với HĐLĐ dưới 1 tháng: Không phải tham gia loại bảo hiểm nào; - Đối với HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, đóng: + BHXH bắt buộc; + BHTNLĐ-BNN. - Đối với HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, đóng: + BHXH bắt buộc; + BHYT; + BHTNLĐ-BNN. - Về BHTN, theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì: + NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia BHTN (tuy nhiên loại hợp đồng này đã bị bãi bỏ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019). + Đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải tham gia BHTN. |
Căn cứ pháp lý:
- Điều 20, 35, 36 Bộ luật lao động 2019.
- Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
- Điều 43 Luật Việc làm 2013.
- Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Thanh Lợi