Phương pháp tính thuế GTGT, TNCN với người cho thuê tài sản

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
14/06/2021 11:35 AM

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Phương pháp tính thuế GTGT, TNCN với người cho thuê tài sản

Phương pháp tính thuế GTGT, TNCN với người cho thuê tài sản (Minh họa)

Theo đó, đối với cá nhân cho thuê tài sản thì phương pháp tính thuế được hướng dẫn như sau:

- Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm:

+ Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú;

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển, cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

Dịch vụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản theo hướng dẫn này gồm: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí.

- Cá nhân cho thuê tài sản lựa chọn 1 trong 2 phương thức khai thuế sau:

+ Khai thuế theo từng lần phát sinh kỳ thanh toán (từng lần phát sinh kỳ thanh toán được xác định theo thời điểm bắt đầu thời hạn cho thuê của từng kỳ thanh toán).

+ Khai thuế theo năm dương lịch.

Cá nhân khai thuế theo từng hợp đồng hoặc khai thuế cho nhiều hợp đồng trên một tờ khai nểu tài sản cho thuê tại địa bàn có cùng cơ quan thuế quản lý.

- Đối với cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì:

+ Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng);

+ Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với sở tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.

Ví dụ: Ông B phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thỏa thuận tiện cho thuê là 10 triệu đồng/tháng trong thời gian từ tháng 10 năm 2022 đến hết tháng 9 năm 2023.

Nội dung

Doanh thu

Kết luận

Doanh thu thực tế năm 2022

30 triệu đồng

Ông B phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN do có doanh thu tính theo 12 tháng lớn hơn 100 triệu đồng.

Việc nộp thuế tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh là 30 triệu đồng

Doanh thu tính theo 12 tháng năm 2022

120 triệu đồng (10 triệu đồng/tháng)

Doanh thu thực tế năm 2023

90 triệu đồng

Ông B phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN do có doanh thu tính theo 12 tháng lớn hơn 100 triệu đồng.

Việc nộp thuế tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh là 90 triệu đồng

Doanh thu tính theo 12 tháng năm 2023

120 triệu đồng (10 triệu đồng/tháng)

- Trường hợp bên thuê tài sản trả tiền trước cho nhiều năm thì cá nhân cho thuê tài sản khai thuế, nộp thuế một lần đối với toàn bộ doanh thu trả trước.

Số thuế phải nộp một lần là tổng số thuế phải nộp của từng năm dương lịch theo quy định. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỷ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi.

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 28,282

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]