Quy định về nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kể từ ngày 15/8/2021 sẽ có nhiều điểm mới theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BNV (sửa đổi Thông tư 08/2013/TT-BNV)
- Sửa quy định về đối tượng áp dụng
- Thêm trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
- Thêm trường hợp không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
- Sửa đổi tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên với cán bộ, công chức
- Sửa quy định về thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên
- Sửa quy định về số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
Xem chi tiết điểm mới TẠI ĐÂY.
Đây cũng là một trong những nội dung nổi bật tại Thông tư 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021). Theo đó:
- Bổ sung đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
- Sửa quy định về thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài .
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Kể từ ngày 15/8/2021, viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghề nghiệp được cử dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BTTTT.
- Có thành tích xuất sắc như sau:
+ Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II được khen thưởng Huân chương lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
+ Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III được khen thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên;
+ Đối với viên chức dự xét thăng hạng từ hạng IV lên hạng III: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV được khen thưởng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
Thông tư 03/2021/TT-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2021.
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.
Theo đó, kể từ ngày Thông tư 02/2021/TT-BNV có hiệu lực thi hành (ngày 01/8/2021), không còn quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính, văn thư.
Thay vào đó, yêu cầu công chức hành chính có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ phù hợp tùy theo yêu cầu trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngạch.
(Hiện hành, Thông tư 11/2014/TT-BNV, Thông tư 14/2014/TT-BNV yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hành chính, văn thư).
Từ ngày 01/8/2021, công chức chuyên ngành văn thư sẽ xếp lương theo quy định tại Thông tư 2/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
Theo đó, Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư 02/2021 được áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như sau:
- Ngạch Văn thư viên chính (mã số 02.006) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Ngạch Văn thư viên (mã số 02.007) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Ngạch Văn thư viên trung cấp (mã số 02.008) áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên trung cấp thì được xếp vào bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp (hệ số lương 2,06); nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch văn thư viên trung cấp.
(Hiện hành, theo Thông tư 10/2019/TT-BNV, thì trường hợp này áp dụng bảng lương của công chức loại B, (tức là có hệ số lương 1,86)).
Quý Nguyễn