Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phương thức đối tác công tư ngành GTVT (Ảnh minh họa)
Cụ thể, theo Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT , phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu bao gồm:
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP ).
- Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 56 Nghị định 35/2021/NĐ-CP .
- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đã sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ;
Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP , việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT ;
Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá hợp lệ và đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.
- Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT .
Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP :
- Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 59 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ;
- Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGTVT ;
- Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT .
- Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật PPP : Đối với dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước
+ Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT và khoản 5 Điều 29 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ;
+ Đánh giá năng lực, kinh nghiệm: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT ;
+ Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT , trong đó tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt theo mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGTVT . Không quy định về danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;
+ Đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT , không quy định về xếp hạng nhà đầu tư.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật PPP : Đối với dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 Luật PPP để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.
+ Đánh giá tư cách hợp lệ: Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật PPP và khoản 5 Điều 29 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ;
+ Đánh giá năng lực, kinh nghiệm: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT .
Xem chi tiết tại Thông tư 09/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/10/2022.
Như Mai