Trường hợp được điều trị tại nhà và phải nhập viện với trẻ em mắc hậu COVID-19 (Hình từ Internet)
Theo Bộ Y tế, đa số trẻ nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.
- Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính, trong hướng dẫn này gọi là hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em.
- Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ 2021: Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính khi các triệu chứng xuất hiện sau đợt nhiễm SARS-CoV-2 ≥ 4 tuần khi trẻ đã khỏi bệnh và các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng hướng dẫn việc điều trị đối với trẻ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em như sau:
Phần lớn người bệnh sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 2-8 tuần.
Dấu hiệu sau nhiễm COVID-19 |
Điều trị ngoại trú |
Sốt |
- Thuốc hạ nhiệt paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ - Lau mát hạ sốt - Uống nhiều nước - Dinh dưỡng đầy đủ |
Ho |
- Tập thở - Thuốc ho dược liệu nếu cần |
Khó thở |
- Tập thở - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Khám chuyên khoa hô hấp hoặc tim mạch nếu cần |
Đau ngực |
- Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Khám chuyên khoa tim mạch nếu cần |
Nhức đầu Mệt mỏi Hay quên, mất tập trung Học kém Biếng ăn Mất mùi vị |
- Thuốc giảm đau paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ nếu cần - Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Tư vấn tâm lý cho trẻ và gia đình. - Khám chuyên khoa thần kinh nếu cần. |
Trầm cảm Rối loạn lo âu Rối loạn hành vi |
- Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Ngủ đủ, giảm stress - Khám chuyên khoa tâm lý |
Đau cơ, xương khớp |
- Thuốc giảm đau paracetamol (U) 10-15 mg/kg/lần mỗi 6-8 giờ hoặc Ibuprofen (U) 10 mg/kg/lần mỗi 8 giờ - Tập thể dục, khuyến khích vận động - Vật lý trị liệu |
Trẻ mắc hội chứng sau nhiễm COVID-19 được chỉ định phải nhập viện trong 03 trường hợp:
- Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
- Có dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa.
- Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C).
Theo Hướng dẫn tại Quyết định 1856/QĐ-BYT, trẻ được chỉ định đi khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối trong các trường hợp sau nhiễm COVID-19 cần hỗ trợ hô hấp tuần hoàn hoặc cần can thiệp chuyên khoa sâu hoặc triệu chứng kéo dài trên 2 tuần không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, cần được hội chẩn chuyên khoa hoặc chuyển tuyến trên để trẻ được điều trị tốt hơn.
Các trường hợp được chỉ định khám chuyên khoa:
Khám chuyên khoa |
Chỉ định |
Hô hấp |
- Khó thở - Ho kéo dài - Nặng ngực - Hen hen phế quản - Có rối loạn khi đo chức năng hô hấp. |
Tim mạch |
- MIS-C - Nghi ngờ loạn nhịp tim như hồi hộp đánh trống ngực, choáng, ngất khi thay đổi tư thế, - Rối loạn nhịp tim trên Điện tâm đồ (ECG) - Bất thường trên siêu âm tim. |
Thần kinh |
- Rối loạn tri giác - DH thần kinh khu trú. - Nhức đầu thất bại với thuốc giảm đau - Chóng mặt - Giảm tập trung - Rối loạn giấc ngủ |
Phục hồi chức năng |
Khi có suy giảm chức năng hô hấp vận động, thần kinh |
Dinh dưỡng |
Suy dinh dưỡng |
Tâm lý |
- Trầm cảm - Rối loạn lo âu - Rối loạn hành vi |
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà:
+ Uống thuốc theo đơn.
+ Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin.
+ Tập thể dục, khuyến khích vận động.
- Ngủ đủ, giảm stress.
- Luôn động viên trẻ.
- Hướng dẫn dấu hiệu cấp cứu hoặc nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viên cấp cứu ngay.
- Hướng dẫn tái khám theo hẹn.
Quyết định 1856/QĐ-BYT ngày 05/7/2022 có hiệu lực kể từ ngày ký.
>>> Xem thêm: Cách giảm tình trạng kiệt sức và mệt lả hậu COVID-19? Hướng dẫn mới nhất tập thể dục phục hồi hậu COVID-19?
Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ở những địa điểm nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà cần chuẩn bị các loại thuốc điều trị như thế nào?
Như Mai