Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với viên chức ngành công tác xã hội
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH ngày 12/12/2023 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Theo đó, từ ngày 28/21/2023, tiêu chuẩn về trình độ, đào tạo bồi dưỡng với các chức danh viên chức ngành công tác xã hội sẽ không còn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với từng vị trí.
Thay vào đó yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Hiện hành có các chức danh ngành công tác xã hội sau đây:
- Công tác xã hội viên chính;
- Công tác xã hội viên;
- Nhân viên công tác xã hội
Đơn cử tiêu chuẩn trình độ, đào tạo bồi dưỡng của công tác xã hội viên chính tại Thông tư liên tịch 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học xã hội khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT;
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính.
Cụ thể, đối với các chức danh công tác xã hội viên chính và công tác xã hội viên thì yêu cầu xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định như sau:
- Viên chức dự thi thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên lên công tác xã hội viên chính đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP;
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và có thời gian công tác giữ chức danh công tác xã hội viên hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Viên chức xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên lên công tác xã hội viên chính phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình nghiên cứu về lĩnh vực công tác xã hội hoặc các lĩnh vực có liên quan như xây dựng dự án, đề án, chuyên đề hoặc đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học, văn bản quy phạm pháp luật, sáng kiến trong lĩnh vực an sinh xã hội từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt;
+ Tác giả của bài báo khoa học về công tác xã hội đã công bố trên tạp chí khoa học được tính điểm;
+ Tham gia biên soạn sách về lĩnh vực công tác xã hội và các lĩnh vực có liên quan đã được xuất bản;
+ Có Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên hoặc Bằng khen của Bộ trưởng về thành tích trong công tác xã hội.
Hiện hành, viên chức thăng hạng từ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) lên chức danh công tác xã hội viên chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) tối thiểu là 03 (ba) năm. |
Viên chức từ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội lên chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH.
Ngoài ra còn phải có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội hoặc tương đương từ đủ 02 (hai) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có tối thiểu 01 năm (12 tháng) đang giữ chức danh nhân viên công tác xã hội tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Hiện hành, viên chức từ chức danh nhân viên công tác xã hội (hạng IV) lên chức danh công tác xã hội viên (hạng III) phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV và có thời gian công tác giữ chức danh nhân viên công tác xã hội (hạng IV) như sau: - Trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, phải có thời gian công tác giữ chức danh nhân viên công tác xã hội (hạng IV) tối thiểu đủ 02 (hai) năm; - Trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp, phải có thời gian công tác giữ chức danh nhân viên công tác xã hội (hạng IV) tối thiểu đủ 03 (ba) năm. |
Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 28/01/2023 và bãi bỏ Thông tư liên tịch 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV.