Hướng dẫn báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
12/01/2023 14:09 PM

Đây là nội dung tại Công văn 9085/BKHĐT-QLĐT về báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Hướng dẫn báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022

Hướng dẫn báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 (Hình từ internet)

1. Thời hạn báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022

Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 01/02/2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Nội dung báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022

Thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định tại Điều 83 Luật Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 theo các nội dung sau:

- Phần I: Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 (theo đề cương tại mục 3).

- Phần II: Tổng hợp số liệu về công tác đấu thầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 2).

Phụ lục 2

- Phần III: Tổng hợp các cơ quan, đơn vị không thực hiện báo cáo hoặc thực hiện nhưng không đảm bảo về thời hạn và nội dung (theo hướng dẫn tại Phụ lục 3).

Phụ lục 3

Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 được thực hiện trên Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 4.

Phụ lục 4

3. Đề cương báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022

Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2022 theo các nội dung sau:

PHẦN I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ THẦU

I. Tổng hợp số liệu về kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu

1. Tổng hợp chung về kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu

- Tổng hợp số liệu kết quả thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển, dự toán mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ theo hai hình thức đấu thầu không qua mạng và đấu thầu qua mạng (trong đó cần xác định tỷ lệ % kết quả thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng), bao gồm: tổng số gói thầu, tổng giá gói thầu, tổng giá trúng thầu và tỷ lệ tiết kiệm chung theo lĩnh vực đấu thầu; theo hình thức lựa chọn nhà thầu; theo phân loại dự án;

- Tổng hợp số liệu kết quả thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA bao gồm: tổng số gói thầu, tổng giá gói thầu, tổng giá trúng thầu và tỷ lệ tiết kiệm theo lĩnh vực đấu thầu và theo hình thức lựa chọn nhà thầu.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

- Số lượng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phân cấp, phổ biến, quán triệt thực hiện công tác đấu thầu;

- Số lượng hội nghị/hội thảo phổ biến công tác đấu thầu;

- Số lượng các khóa đào tạo về đấu thầu (cơ bản, nâng cao, đấu thầu qua mạng, theo chuyên đề);

- Số lượng cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu;

- Số lượng cán bộ có chứng chỉ, chứng nhận đã tham gia khóa học đấu thầu và đấu thầu qua mạng.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra (gồm các cuộc kiểm tra chuyên sâu về đấu thầu, các cuộc thanh tra, kiểm tra được lồng ghép nội dung về đấu thầu)

4. Giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm về đấu thầu

- Việc giải quyết kiến nghị về đấu thầu, bao gồm: số lượng văn bản kiến nghị nhận được; số lượng kiến nghị được giải quyết; số lượng kiến nghị đúng của nhà thầu.

- Việc xử lý vi phạm trong đấu thầu: tổng số tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, số lượng quyết định xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm, công khai xử lý vi phạm.

5. Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại các dự án/gói thầu

Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại các gói thầu thuộc dự án/ dự toán bao gồm: số lượng, quốc tịch nhà thầu, giá trị trúng thầu.

6. Các nội dung khác (nếu có)

II. Đánh giá việc thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong năm

Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị theo từng nội dung sau bao gồm:

1. Đánh giá chung

2. Về xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu

3. Việc thực hiện đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT

4. Công tác hướng dẫn thực hiện, đào tạo và tuyên truyền phổ biến pháp luật về đấu thầu

5. Công khai thông tin trong đấu thầu

6. Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo

7. Tình hình triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017, Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 24/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; công tác ngăn ngừa, xử lý các hành vi tiêu cực trong đấu thầu

III. Giải pháp và kiến nghị

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu năm 2022, các cơ quan, đơn vị đề xuất kiến nghị và giải pháp để đảm bảo triển khai tốt công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong năm 2023.

PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC XÃ HỘI HÓA (Lưu ý không tổng hợp lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trong báo cáo này).

I. Tổng hợp số liệu về kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

1. Kết quả thực hiện tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực, địa phương mình quản lý, bao gồm: số lượng dự án đầu tư sử dụng đất, xã hội hóa theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ; hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành, phổ biến, quán triệt việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.

- Số lượng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, quán triệt thực hiện công tác đấu thầu;

- Số lượng hội nghị/hội thảo phổ biến, quán triệt thực hiện pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án phải đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa đơn vị mình tổ chức trong năm 2022, số lượng đại biểu tham gia;

- Số lượng các khóa đào tạo về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự dự án đầu tư có sử dụng đất đơn vị mình tổ chức trong năm 2022, số lượng học viên;

3. Công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra (gồm các cuộc kiểm tra chuyên sâu về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, các cuộc thanh tra, kiểm tra được lồng ghép nội dung về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư).

4. Giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

- Việc giải quyết kiến nghị về đấu thầu, bao gồm: số lượng văn bản kiến nghị nhận được, cách thức và kết quả giải quyết kiến nghị;

- Việc xử lý vi phạm trong đấu thầu: tổng số tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, số lượng quyết định xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm, công khai xử lý vi phạm.

5. Thông tin về nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu tại các dự án:

Thông tin về nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại các dự án đầu tư có sử dụng đất, bao gồm: số lượng, quốc tịch nhà đầu tư, thông tin cơ bản về dự án (địa điểm, quy mô, công suất, tổng mức đầu tư...).

6. Các nội dung khác (nếu có).

II. Đánh giá việc thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong năm

Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên địa bàn, ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị theo từng nội dung sau bao gồm:

1. Đánh giá chung

2. Về xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật lựa chọn nhà đầu tư

3. Về công tác phổ biến, quán triệt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lựa chọn nhà đầu tư

4. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động lựa chọn nhà đầu tư

5. Về lựa chọn nhà đầu tư qua mạng

6. Công khai thông tin trong đấu thầu

7. Công tác ngăn ngừa, xử lý các hành vi tiêu cực trong đấu thầu

III. Giải pháp và kiến nghị

Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất và dự án đầu tư thực hiện theo hình thức xã hội hóa năm 2022, các cơ quan, đơn vị đề xuất kiến nghị và giải pháp để đảm bảo triển khai tốt công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,589

Bài viết về

lĩnh vực Đấu thầu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]