Cách xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo điều kiện lao động

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
28/02/2023 10:34 AM

Tùy từng loại công việc, điều kiện lao động mà mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định khác nhau. Vậy làm sao để xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động? - Ngọc Diệu (Hậu Giang)

Cách xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo điều kiện lao động

Cách xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo điều kiện lao động (Hình từ Internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hướng dẫn xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo điều kiện lao động

Theo Phụ lục I Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động được hướng dẫn theo bảng như sau:

TT

Điều kiện lao động

Chỉ tiêu về điều kiện lao động

Mức bồi dưỡng

1

Loại IV

(Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 1

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Mức 2

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2

2

Loại V

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

3

Loại VI

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

Đảm bảo 02 điều kiện sau:

- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên;

- Có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc từ số thứ tự 02 đến số thứ tự thứ 09 Mục A, Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp thang điểm 5 trở lên.

Mức 4

 

2. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật áp dụng từ ngày 01/3/2023 được quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, cụ thể bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:

- Mức 1: 13.000 đồng;

- Mức 2: 20.000 đồng;

- Mức 3: 26.000 đồng;

- Mức 4: 32.000 đồng.

Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

- Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;

- Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;

- Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

3. Trách nhiệm tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương như sau:

- Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý.

- Tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định, bao gồm các tài liệu sau:

+ Biểu tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH.

Biểu tổng hợp nghề, công việc cần bồi dưỡng bằng hiện vật

+ Số liệu đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại làm căn cứ quyết định mức bồi dưỡng bằng hiện vật.

- Tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH đối với các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 và thay thế Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,674

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]