Ưu tiên biên chế có chuyên môn đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
06/06/2023 14:53 PM

Thủ tướng ban hành Quyết địn 643/QĐ-TTg ngày 5/6/2023 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản đến năm 2030, trong đó có nội dung ưu tiên bố trí ít nhất 01 biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

Ưu tiên bố trí ít nhất 01 biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước (Hình từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản

Căn cứ Khoản 1 Mục II Quyết định 643/QĐ-TTg về mục tiêu chung thì năng lực quản lý nhà nước về thủy sản được nâng cao, đáp ứng, yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Khoản 4 Mục III Điều 1 Quyết định 643/QĐ-TTg đề cập nhiệm vụ và giải pháp về vấn đề phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản bao gồm:

-Xây dựng danh mục vị trí việc làm, biên chế, số người làm việc dựa trên các quy định của pháp luật, điều kiện đặc thù về ngành thủy sản của địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo cung cấp kiến thức toàn diện về quản lý nhà nước và kiến thức chuyên ngành thủy sản. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý về thủy sản các kỹ năng tham mưu, xây dựng, tổ chức triển khai chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về thủy sản.

- Căn cứ các quy định pháp luật liên quan để xây dựng cơ chế thu hút cán bộ trẻ có trình độ cao tham gia công tác quản lý thủy sản bằng nhiều hình thức (thi tuyển, tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển); thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức thuộc các cơ quan quản lý thủy sản từ trung ương đến địa phương, từ cấp tỉnh về cấp huyện; luân chuyển, biệt phái giữa các cơ quan, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế, năng lực, sở trường của cá nhân và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Gắn đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch và bổ nhiệm. Đảm bảo đủ số lượng lãnh đạo quản lý các cấp để tham mưu, thực thi nhiệm vụ.

- Xây dựng các nhiệm vụ đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực khai thác thủy sản, kiểm ngư gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng lao động sau đào tạo; lựa chọn các sinh viên xuất sắc, có thành tích trong học tập, nghiên cứu để đào tạo, phát triển, tạo nguồn nhân lực quản lý trong lĩnh vực khai thác thủy sản, kiểm ngư.

- Tăng cường cử cán bộ quản lý tham dự các hội thảo quốc tế, khảo sát nước ngoài, hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế, tham gia các mạng lưới và diễn đàn quốc tế chuyên ngành... nhằm chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về thủy sản và nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực hội nhập quốc tế.

- Thực hiện cơ cấu, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thủy sản theo vị trí việc làm, khung năng lực, đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.

Ưu tiên biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

Căn cứ Điểm a Khoản Mục II Điều 1 Quyết định 643/QĐ-TTg đề cập đến mục tiêu cụ thể về quản lý nhà nước về thủy sản đến năm 2025 sẽ bao gồm:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành thủy sản được rà soát, sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển thủy sản bền vững. Các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.

- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, tổ chức, sắp xếp phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, yêu cầu và nhu cầu quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

+ Địa vị pháp lý và tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương ven biển có cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định được xác định, củng cố, tăng cường để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản xuất khẩu.

+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý khu bảo tồn biển, xây dựng và thực thi quy chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chuyên trách trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Kiểm ngư địa phương được thành lập, kiện toàn theo Luật Thủy sản năm 2017 và Đề án tổng thể phát triển lực lượng kiểm ngư đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản giữa các cơ quan, đơn vị ở trung ương và giữa trung ương với địa phương được thực hiện triệt để, rõ ràng, minh bạch theo hướng một đơn vị chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều nhiệm vụ.

- Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản được tăng cường về số lượng và chất lượng; có kỹ năng và kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.

- Cơ quan quản lý thủy sản thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển hoặc các địa phương có ngành thủy sản phát triển ưu tiên bố trí ít nhất 01 biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời, hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 643/QĐ-TTg thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 906

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]