Nghỉ ốm đau, thai sản mà vẫn nhận lương thì không hưởng chế độ ốm đau, thai sản (Hình từ internet)
BHXH TPHCM có Công văn 2252/BHXH-CĐ ngày 22/5/2023 về giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, đối với các trường hợp người lao động trong khoảng thời gian nghỉ việc do: ốm đau, thai sản hoặc nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe mà có hưởng lương thì đề nghị đơn vị không lập danh sách chuyển cơ quan BHXH để thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Cơ quan BHXH sẽ thu hồi tiền đã chi trả nếu thuộc trường hợp trên. Đơn vị sử dụng lao động chịu trách nhiệm thu hồi đầy đủ tiền từ người lao động và chuyển trả về quỹ BHXH.
Như vậy, nếu người lao động nghỉ ốm đau, thai sản mà vẫn nhận lương thì không làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản.
Người lao động đóng BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ sau đây:
Hiện nay, điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Hiện hành, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 Luật BHXH phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật BHXH đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật BHXH.
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật BHXH.
Xem chi tiết: Điều kiện hưởng lương hưu năm 2023 đối với NLĐ Việt Nam
Xem chi tiết: Chế độ tử tuất của người hưởng lương hưu tham gia BHXH bắt buộc