Danh mục các dự án điện mặt trời xem xét sau năm 2030 (Hình từ internet)
Theo Quy hoạch điện VIII, danh mục các dự án điện mặt trời xem xét sau năm 2030 (được triển khai trong thời kỳ quy hoạch nếu thực hiện theo hình thức tự sản, tự tiêu) bao gồm:
TT |
Dự án |
Tỉnh |
Công suất chưa vận hành (MW) |
1 |
ĐMT An Cư |
An Giang |
40 |
2 |
ĐMT Hồng Liêm 6.1 |
Bình Thuận |
40 |
3 |
ĐMT Ayun Pa |
Gia Lai |
20 |
4 |
ĐMT Ninh Sim |
Khánh Hòa |
32 |
5 |
ĐMT Ia Rsươm - Bitexco - TôNa |
Gia Lai |
11,84 |
6 |
ĐMT Đầm An Khê |
Quảng Ngãi |
40 |
7 |
ĐMT Đầm Nước Mặn |
Quảng Ngãi |
40 |
8 |
Lộc Thạnh 1-1 |
Bình Phước |
40 |
9 |
ĐMT Hải Lý Bình Phước 1 |
Bình Phước |
40 |
10 |
Sông Bình |
Bình Thuận |
200 |
11 |
ĐMT Tân Xuân |
Bình Thuận |
23,61 |
12 |
ĐMT Easup 1 |
Đắk Lắk |
40 |
13 |
ĐMT Ia Lốp 1 |
Đắk Lắk |
40 |
14 |
KN Buôn Tua Srah |
Đắk Nông |
312 |
15 |
Cư Knia |
Đắk Nông |
144 |
16 |
Ea Tling |
Đắk Nông |
76 |
17 |
Xuyên Hà |
Đắk Nông |
104 |
18 |
ĐMT nổi KN Trị An |
Đồng Nai |
928 |
19 |
Trị An |
Đồng Nai |
101 |
20 |
ĐMT Phước Trung |
Ninh Thuận |
40 |
21 |
ĐMT Phước Hữu 2 |
Ninh Thuận |
184 |
22 |
ĐMT Xanh Sông Cầu |
Phú Yên |
150 |
23 |
ĐMT hồ Khe Gỗ |
Nghệ An |
200 |
24 |
ĐMT nổi hồ Vực Mấu |
Nghệ An |
160 |
25 |
ĐMT Tam Bố |
Lâm Đồng |
40 |
26 |
Phong Hòa |
Thừa Thiên Huế |
40 |
27 |
Phần còn lại dự án Dầu Tiếng |
Tây Ninh |
1050 |
Tổng công suất |
4.136,25 |
***
Cũng theo Quy hoạch điện VIII, đối với các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư sẽ được xem xét tiến độ cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo an ninh, cân đối các nguồn, phụ tải, phù hợp hạ tầng lưới điện, hiệu quả về kinh tế, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
Các dự án điện mặt trời đã có quy hoạch trong giai đoạn 2021 - 2030 nhưng chưa giao chủ đầu tư thì chưa được phép triển khai mà xem xét sau năm 2030, trừ trường hợp triển khai theo hình thức tự sản, tự tiêu trên cơ sở không hợp thức hóa nếu có vi phạm về quy hoạch, đất đai và các quy định khác của pháp luật (Phụ lục IV nêu trên).
Tại Quy hoạch điện VIII về phương án phát triển, sẽ đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất:
- Đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia). Định hướng phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp.
+ Đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ đạt 21.880 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam khoảng 221.000 MW).
+ Phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới.
Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW.
Định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ...) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh...) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.
Ước tính công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới khoảng 15.000 MW đến năm 2035 và khoảng 240.000 MW đến năm 2050.
- Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất khoảng 837.400 MW, mặt nước khoảng 77.400 MW và mái nhà khoảng 48.200 MW). Từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất 168.594 - 189.294 MW, sản xuất 252,1-291,5 tỷ kWh. Trong đó:
+ Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.
- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối (tiềm năng khoảng 7.000 MW), điện sản xuất từ rác, chất thải rắn (tiềm năng khoảng 1.800 MW) nhằm tận dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, xử lý môi trường ở Việt Nam. Năm 2030, công suất các nguồn điện này đạt 2.270 MW, định hướng năm 2050 đạt 6.015 MW. Có thể phát triển qui mô lớn hơn nếu đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, yêu cầu xử lý môi trường, điều kiện lưới điện, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
Xem thêm: Nội dung phát triển điện mặt trời mái nhà trong Quy hoạch điện VIII