Phạm vi hoạt động của nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
03/01/2024 08:56 AM

Xin cho tôi hỏi phạm vi hoạt động của nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục được quy định như thế nào? - Bảo Nhân (Bình Định)

Phạm vi hoạt động của nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 28/2023/TT-BYT  quy định phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục được quy định thế nào?

Theo Điều 2 Thông tư 28/2023/TT-BYT quy định y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức bao gồm:

(1) Y tế của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

(2) Y tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

(3) Y tế của các cơ sở giáo dục;

(4) Y tế của các đơn vị, tổ chức khác.

Theo đó, nhân viên y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại các điểm (1), (2), (4)  bao gồm:

+ Nhân viên y tế của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị, tổ chức khác đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục III và Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Nhân viên y tế cơ sở sản xuất, kinh doanh là người làm công tác y tế đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

- Nhân viên y tế tại các cơ sở giáo dục quy định tại điểm (3) bao gồm:

+ Người có trình độ chuyên môn y tế làm công tác y tế trường học đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT; khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2021/TT-BYT;

+ Người có trình độ chuyên môn y tế chưa đáp ứng quy định tại Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, Thông tư 33/2021/TT-BYT và người không có trình độ chuyên môn y tế được giao nhiệm vụ thực hiện công tác y tế trường học.

2. Phạm vi hoạt động của nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động của nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục như sau:

STT

Danh mục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2023/TT-BYT

Nhân viên y tế tại cơ sở giáo dục

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2023/TT-BYT

Quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2023/TT-BYT

1

Quan sát, đánh giá, nhận định tình trạng toàn thân người bệnh

x

x

x

2

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đo chiều cao, cân nặng

x

x

x

3

Đo, đếm các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh: mạch, nhiệt độ, huyết áp

x

x

x

4

Tư vấn phòng, chống tật khúc xạ

x

x

x

5

Tư vấn phòng, chống thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng

x

x

x

6

Tư vấn phòng, chống gù vẹo cột sống

x

x

x

7

Tư vấn phòng, chống bệnh răng miệng

x

x

x

8

Tư vấn tâm lí

x

x

 

9

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

x

x

 

10

Tư vấn phòng, chống và xử trí ban đầu bệnh sởi

x

x

 

11

Tư vấn phòng, chống và xử trí ban đầu bệnh quai bị

x

x

 

12

Tư vấn phòng, chống và xử trí ban đầu bệnh tay chân miệng

x

x

 

13

Tư vấn, chăm sóc ban đầu người bị tiêu chảy

x

x

 

14

Tư vấn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai

x

   

15

Tư vấn, chăm sóc người viêm đường hô hấp trên

x

x

 

16

Tư vấn, chăm sóc bệnh nhân cúm

x

x

 

17

Tư vấn, chăm sóc, bệnh nhân đau mắt đỏ

x

x

 

18

Tư vấn, chăm sóc ban đầu bệnh nhân sốt xuất huyết

x

x

 

19

Tư vấn về chăm sóc nâng cao sức khỏe

x

x

x

20

Tư vấn về phòng, chống dịch bệnh

x

x

x

21

Tư vấn phòng, chống bệnh liên quan đến nghề nghiệp

x

   

22

Sơ cứu ban đầu các dấu hiệu nguy hiểm về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch

x

x

x

23

Sơ cứu, băng các vết thương phần mềm chảy máu

x

x

x

24

Sơ cứu và cố định tạm thời gãy xương các loại, bong gân, sai khớp

x

x

x

25

Sơ cấp cứu và xử trí ban đầu khi bị bỏng

x

x

x

26

Sơ cứu ngộ độc (thực phẩm, hơi khí độc)

x

x

x

27

Sơ cứu say nắng, say nóng

x

x

x

28

Sơ cấp cứu đuối nước

x

x

x

29

Sơ cứu dị vật đường thở

x

x

x

30

Sơ cứu điện giật, sét đánh

x

x

x

31

Sơ cấp cứu tai nạn khác: ngã, vùi lấp, chấn thương mắt

x

x

x

32

Xử trí rắn cắn, băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

x

x

x

33

Xử trí ban đầu khi bị động vật, côn trùng cắn, đốt

x

x

x

34

Xử trí tai nạn hàng loạt

x

x

x

35

Xử trí ban đầu viêm da dị ứng, nổi mề đay, phát ban

x

x

 

36

Xử trí ban đầu đau bụng

x

x

 

37

Kỹ thuật di chuyển bệnh nhân an toàn

x

x

x

38

Cạo gió

x

x

x

39

Thay băng, cắt chỉ

x

x

 

40

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay

x

   

41

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu cơ năng

x

   

42

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng

x

   

43

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh hông to

x

   

44

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cảm cúm

x

   

45

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy

x

   

Ghi chú:

Dấu “x”: Danh mục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện

Lưu ý: Trường hợp nhân viên y tế có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, ngoài phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định nêu trên được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu, tư vấn người bệnh đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết đối với các bệnh: 

* Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại điểm (1), (2), (4)

STT

Tên bệnh

1.

Bệnh lý tăng huyết áp (I10-I15)

2.

Đái tháo đường (E10-E14)

3.

Viêm kết mạc (H10)

4.

Viêm mũi dị ứng (J30.1 - J30.4)

5.

Viêm mũi họng cấp (cảm thường) (J00)

6.

Viêm xoang cấp (J01)

7.

Viêm họng cấp (J02)

8.

Viêm Amidan cấp (J03)

9.

Viêm thanh quản và khí quản cấp (J04)

10.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp (J06)

11.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp (J20-J22)

12.

Viêm da cơ địa (L20)

13.

Viêm da tiếp xúc dị ứng (L23)

14.

Viêm da tiếp xúc kích ứng (L24)

15.

Viêm ruột thừa cấp (K35)

16.

Bệnh động kinh (G40)

17.

Tiêu chảy cấp tính

18.

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp:

- Bệnh tả (A00)

- Bệnh lỵ trực khuẩn (A03)

- Bệnh lỵ Amip (A06)

- Bệnh thương hàn và phó thương hàn (A01)

- Nhiễm độc thức ăn (A05)

- Bệnh viêm gan vi rút (B15, B16)

- Bệnh cúm và viêm phổi (J09-J18)

- Bệnh lao (A15-A19)

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue (A97)

- Bệnh sốt rét (B50-B54)

- Bệnh sốt phát ban do Rickettsia (A75)

- Bệnh dại (A82)

- Bệnh Rubella (B06)

- Bệnh viêm não (G05)

- Bệnh viêm màng não (G00)

- Bệnh viêm màng não do não mô cầu (A39.0)

- Bệnh sởi (B05)

- Quai bị (B26)

- Bệnh thủy đậu (B01)

- Bệnh đậu mùa (B03)

- Bệnh bạch hầu (A36)

- Bệnh ho gà (A37)

- Bệnh uốn ván (A35)

- Bệnh do Leptospira (A27)

- Bệnh Tay Chân Miệng

- Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) (U04)

- COVID-19 (U07.1, U07.2)

- Bệnh do nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) (B20-B24)

19.

Bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (35 bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYTThông tư 02/2023/TT-BYT .

20.

Các bệnh liên quan đến nghề nghiệp của người lao động: Tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch chi dưới, rối loạn cơ xương khớp, rối loạn tâm lý - hành vi, bệnh ngoài da, bệnh do tác nhân sinh học.

* Đối với cơ sở giáo dục quy định tại điểm (3)

STT

Tên bệnh

1.

Viêm Amidan cấp (J03)

2.

Viêm kết mạc (H10)

3.

Viêm mũi dị ứng (J30.1 - J30.4)

4.

Viêm da tiếp xúc dị ứng (L23)

5.

Tiêu chảy cấp tính

6.

Bệnh động kinh (G40)

7.

Các bệnh, tật phổ biến ở tuổi học đường

- Bệnh khúc xạ và điều tiết (H52)

- Cong vẹo cột sống (M40-M41)

- Bệnh suy dinh dưỡng (E40-E46)

- Bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A

- Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt (E01)

- Bệnh thừa cân béo phì (E66)

- Bệnh răng-miệng

- Hen suyễn (J45)

- Rối loạn tâm thần và hành vi (F00-F99)

8.

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp:

- Bệnh tả (A00)

- Bệnh lỵ trực khuẩn (A03)

- Bệnh lỵ Amip (A06)

- Bệnh thương hàn và phó thương hàn (A01)

- Nhiễm độc thức ăn (A05)

- Bệnh nhiễm giun sán (B65-B83)

- Bệnh Tay Chân Miệng

- Bệnh cúm (J9-J11)

- Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (J00-J06)

- Bệnh ho gà (A37)

- Bệnh lao (A15-A19)

- Bệnh bạch hầu (A36)

- Bệnh sởi (B05)

- Bệnh quai bị (B26)

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue (A97)

- Bệnh viêm não (G05)

- Bệnh thủy đậu (B01)

- Bệnh viêm màng não (G00)

- Bệnh Rubella (B06)

- COVID-19 (U07.1, U07.2)

- Bệnh sốt rét (B50-B54)

- Bệnh mắt hột (A71)

- Bệnh ghẻ (B86)

- Bệnh chấy rận (B85)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 732

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]