Hướng dẫn xây dựng ngưỡng rủi ro hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, TTĐB năm 2024 (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 26/01/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 98/QĐ-TCT về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Cụ thể, ngưỡng rủi ro là căn cứ phân loại mức độ rủi ro của hồ sơ khai thuế theo 3 mức: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Ngưỡng rủi ro phải phê duyệt trên hệ thống và có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt. Ngưỡng rủi ro được điều chỉnh, ban hành theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và do Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện làm căn cứ phân loại rủi ro người nộp thuế.
- Ứng dụng quản lý rủi ro cho phép lựa chọn 02 phương pháp xác định ngưỡng rủi ro cao:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số lượng hồ sơ khai thuế có dấu hiệu rủi ro cao được xác định trên cơ sở hồ sơ khai thuế có tổng điểm rủi ro và số lượng chỉ số tiêu chí rủi ro cao; hoặc số lượng hồ sơ khai thuế có tổng điểm rủi ro cao ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế.
+ Phương pháp số tương đối: số lượng HSKT có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % hồ sơ khai thuế có tổng điểm rủi ro cao nhất và số lượng chỉ số tiêu chí được xác định là rủi ro cao.
Tỷ lệ (số lượng) hồ sơ khai thuế phân loại mức độ rủi ro thấp tương ứng với 50% tổng số hồ sơ khai thuế lấy từ tổng điểm rủi ro thấp nhất trở lên.
Tỷ lệ (số lượng) hồ sơ khai thuế phân loại mức độ rủi ro trung bình: là tỷ lệ (số lượng) hồ sơ khai thuế còn lại sau khi trừ đi tỷ lệ (số lượng) hồ sơ khai thuế rủi ro cao và hồ sơ khai thuế rủi ro thấp.
- Trường hợp hồ sơ khai thuế thuộc ngưỡng rủi ro cao nhưng có tổng điểm rủi ro trùng nhau thì xét theo tiêu chí phụ có kết quả rủi ro từ cao đến thấp với thứ tự ưu tiên như sau:
STT |
Chỉ số tiêu chí |
I. |
Hồ sơ khai thuế GTGT |
1 |
[Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào kỳ này so với trung bình 12 tháng (hoặc 4 quý) trước liền kề] – [Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra kỳ này so với trung bình 12 tháng (hoặc 4 quý) trước liền kỳ] |
2 |
Tỷ lệ “Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế thuế suất 0%/Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra” kỳ này so với kỳ trước |
3 |
Tỷ lệ “Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế/Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra” kỳ này so với kỳ trước |
4 |
Tỷ lệ “Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào/Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào” kỳ này so với kỳ trước |
5 |
Tỷ lệ “Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra/Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra” kỳ này so với kỳ trước |
II. |
Hồ sơ khai thuế TNDN |
1 |
Tỷ lệ “Tổng các khoản giảm trừ doanh thu/Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” kỳ này so với kỳ trước |
2 |
Tỷ lệ “Người mua trả tiền trước cuối kỳ/Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” kỳ này so với kỳ trước |
3 |
Tỷ lệ “Tổng các khoản dự phòng cuối kỳ/Tổng chi phí” kỳ này so với kỳ trước |
4 |
Tỷ lệ “Phải trả người lao động cuối kỳ/Tổng chi chi phí” kỳ này so với kỳ trước |
III. |
Hồ sơ khai thuế TTĐB |
1 |
Tỷ lệ “Doanh thu bán (chưa có thuế GTGT) hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế TTĐB/Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra” kỳ này so với kỳ trước |
2 |
Tỷ lệ “Thuế TTĐB được khấu trừ/Tổng số thuế TTĐB phải nộp” kỳ này so với kỳ trước |
3 |
Chênh lệch không được khấu trừ giữa số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu với số thuế TTĐB bán ra trong nước |
Xem thêm tại Quyết định 98/QĐ-TCT có hiệu lực từ ngày 26/01/2024.