Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
21/03/2024 17:30 PM

Tôi muốn biết có phải sẽ tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong năm nay không? – Ánh Tuyết (Quảng Trị)

 

Tổng cục thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm năm 2024

Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm năm 2024 (Hình từ internet)

Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm năm 2024

Tại Công văn 910/TCT-TTKT ngày 11/3/2024, Tổng cục Thuế đã yêu cầu các cục Thuế doanh nghiệp lớn; các cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm thuộc phạm vi quản lý.

Theo Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định những đối tượng chịu thuế GTGT trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:

- Bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ tư vấn và môi giới bảo hiểm phi nhân thọ;

- Đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

- Hàng hóa, dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT phát sinh trong quá trình hoạt động của các công ty có hoạt động thuộc lĩnh vực bảo hiểm.

**Phương pháp tính thuế, giá tính thuế và thuế suất được quy định cụ thể tại các điều 6, 7, 8 Thông tư 09/2021/TT-BTC.

Thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để triển khai kiểm tra hồ sơ tại trụ sở Cơ quan thuế theo quy định, trường hợp phát hiện rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định.

Quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

Căn cứ theo Thông tư 31/2021/TT-BTC việc quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nợ thuế được quy định như sau:

(1) Cơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:

- Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;

- Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.

(2) Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh, tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế theo danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:

- Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống.

- Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều 19 Thông tư 31/2021/TT-BTC.

- Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.

- Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế tại Điều 19 Thông tư 31/2021/TT-BTC được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

(3) Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế.

Xem chi tiết tại Công văn 910/TCT-TTKT ngày 11/3/2024.

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,184

Bài viết về

Công văn của Tổng cục Thuế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]