16 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển ngành than tầm nhìn tới năm 2045

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/03/2024 13:30 PM

Cho tôi hỏi nhiệm vụ trọng tâm về phát triển ngành than bao gồm những nội dung gì? – Anh Tú (Phú Thọ)

16 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển ngành than

16 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển ngành than (hình từ internet)

16 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển ngành than tầm nhìn tới năm 2045

Đứng trước tình hình thực tế về ngành than tại Việt Nam hiện nay, đặt ra mục tiêu phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước; điều hành xuất, nhập khẩu hợp lý gắn với sản xuất, tiêu thụ trong nước và việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Ngày 18/3/2024, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 543/QĐ-BCT về kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó nêu ra những nhiệm vụ quan trọng với từng đơn vị cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với Vụ dầu khí và than

(1) Tổ chức theo dõi việc triển khai và đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành than;

(2) Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than thực hiện đúng các mục tiêu, định hướng đã đề ra trong Chiến lược phát triển ngành than;

(3) Rà soát để bảo đảm đồng bộ, thống nhất về nội dung trong quá trình xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với Chiến lược phát triển ngành than;

(4) Nghiên cứu các cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; tiến tới xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá than minh bạch do thị trường quyết định;

(5) Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng than rà soát, hoàn thiện các quy định về dự trữ than với chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm đáp ứng yêu cầu than cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện; trong đó có tính đến dự phòng để ứng phó với những trường hợp rủi ro trong việc nhập khẩu than, biến động cực đoan của thời tiết;

(6) Chỉ đạo tập trung hóa sản xuất thông qua liên thông, sáp nhập, hợp nhất các mỏ, doanh nghiệp sản xuất than để tạo ra các mỏ có quy mô sản lượng lớn;

(7) Thúc đẩy việc đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển đổi công bằng cho ngành than phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam;

(8) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ranh giới mỏ và tài nguyên, khoáng sản trong quá trình quản lý, sản xuất, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than;

(9) Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến lĩnh vực công nghiệp than do Bộ Công Thương quản lý.

Yêu cầu đối với các ban hành khác

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo:

(10) Rà soát để bảo đảm đồng bộ, thống nhất về nội dung trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với Chiến lược phát triển ngành than và các Chiến lược, Quy hoạch liên quan;

(11) Nghiên cứu chuyển đổi công nghệ đốt than sang đốt kèm than với nhiên liệu sinh khối, amoniac,... để hướng tới mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050;

Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

(12) Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý (xây dựng, sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư, quy định của pháp luật chuyên ngành,... và các văn bản pháp lý khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương) đối với lĩnh vực công nghiệp than phù hợp với các giai đoạn phát triển của thị trường năng lượng theo hướng thúc đẩy khai thác, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên than; đồng thời, đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế, thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của đất nước trong tương lai;

(13) Chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu công nghệ, tiêu chuẩn cơ sở, định mức kinh tế - kỹ thuật

Vụ Khoa học công nghệ:

(14) Thực hiện nhóm nhiệm vụ sau:

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao, làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, pha trộn và sử dụng than, quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn và điều hành sản xuất than (đặc biệt là công nghệ đào chống lò, khai thác than dưới mức -300m Bể than Đông Bắc; công nghệ thăm dò, khai thác Bể than sông Hồng) phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

- Đẩy mạnh việc chuyển đổi thiết bị, công nghệ để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm tài nguyên than;

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong công tác chế biến than thành các dạng năng lượng sạch, sản phẩm khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ than;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ tiên tiến trong chế tạo thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh mỏ và xử lý môi trường vùng than,...;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp than phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế trong công tác thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, pha trộn, dự trữ, sử dụng than và tái sử dụng đất đá thải mỏ.

(15) Nghiên cứu, phát triển các công nghệ thu giữ và sử dụng khí mỏ phát sinh trong quá trình sản xuất, sử dụng than;

Văn phòng Bộ

(16) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đưa các nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển ngành than, vai trò của ngành công nghiệp than; các chính sách, pháp luật chuyên ngành về khoáng sản (than) vào kế hoạch truyền thông hàng năm của Bộ để đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội trong quá trình triển khai Chiến lược

Xem chi tiết tại Quyết định 543/QĐ-BCT ngày 18/3/2024

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 752

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]