Cử nhân Luật có thể trở thành viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp (Đề xuất)

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
03/04/2024 10:36 AM

Tôi muốn hỏi có phải Bộ Nội vụ đang đề xuất cử nhân Luật có thể trở thành viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp đúng không? – Quang Huy (Đồng Tháp)

Cử nhân Luật có thể trở thành viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp (Đề xuất)

Cử nhân Luật có thể trở thành viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp (Đề xuất) (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp, trong đó yêu cầu cá nhân phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật để có thể đảm bảo tối thiểu đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với vị trí việc làm này.

Dự thảo Thông tư

Cử nhân Luật có thể trở thành viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp (Đề xuất)

Cụ thể, viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp được phân hạng và có mã số tương ứng như sau:

- Lý lịch tư pháp hạng I - Mã số: V01.01.01

- Lý lịch tư pháp hạng II - Mã số: V01.01.02

- Lý lịch tư pháp hạng III - Mã số: V01.01.03

Để có thể trở thành viên chuyên ngành lý lịch tư pháp thì cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

Đơn cử về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của các hạng viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp như sau:

(1) Đối với viên chức lý lịch tư pháp hạng I

- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc tương đương;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

(2) Đối với viên chức lý lịch tư pháp hạng II

- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc tương đương;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

(3) Đối với viên chức lý lịch tư pháp hạng III

- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc tương đương;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Như vậy, nếu dự thảo Thông tư được ban hành, để có thể trở thành viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp thì yêu cầu tối thiểu phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật, tức là cử nhân Luật. Ngoài ra còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo từng hạng viên chức.

Các trường hợp đã được bổ nhiệm vào ngạch trước ngày dự thảo Thông tư này có hiệu lực thi hành và đang thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ về lý lịch tư pháp thì sẽ được bổ nhiệm sang chức danh viên chức lý lịch tư pháp tương đương.

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp

Viên chức chuyên ngành lý lịch tư pháp phải đáp ứng tiêu chuẩn tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

- Không vụ lợi, đặt lợi ích tập thể, của nhân dân là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn khác về đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Ngành Tư pháp và quy định của pháp luật.

(Điều 3 Dự thảo Thông tư)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,206

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]