Tổng hợp biểu mẫu thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
01/04/2024 15:45 PM

Có những biểu mẫu nào trong công tác thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư? – Huyền Khoa (Đồng Nai)

Tổng hợp biểu mẫu thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

Tổng hợp biểu mẫu thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tổng hợp biểu mẫu thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

Các biểu mẫu thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư được quy định từ Phụ lục 9 đến Phụ lục 18 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT, bao gồm:

- Phụ lục 9: Tờ trình đề nghị khen thưởng năm ...

- Phụ lục 10: Mẫu Biên bản họp xét đề nghị khen thưởng

- Phụ lục 11: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng đối với tập thể

- Phụ lục 12: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng đối với cá nhân

- Phụ lục 13: Báo cáo thành tích áp dụng cho thủ tục đơn giản

- Phụ lục 14: Báo cáo tóm tắt quá trình công tác

- Phụ lục 15: Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến năm ...

- Phụ lục 16: Biên bản họp xét sáng kiến

- Phụ lục 17: Quyết định ông nhận sáng kiến năm ...

- Phụ lục 18: Báo cáo mô tả sáng kiến

Biểu mẫu thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

2. Nguyên tắc thi đua khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

- Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

+ Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

- Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

+ Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

+ Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

- Việc bình xét khen thưởng chỉ được tiến hành khi đã có kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.

- Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ được bình xét cho các đơn vị có thời gian thành lập, hoạt động từ 12 tháng trở lên.

- Cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ; người bị kỷ luật nhưng chưa hết thời hiệu kỷ luật; người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích thì chưa xét khen thưởng.

(Điều 5 Luật Thi đua khen thưởng 2022, Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐ)

3. Thẩm quyền quyết định khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thẩm quyền quyết định khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Điều 19 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT như sau:

- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sau:

+ Cờ thi đua của bộ; Tập thể lao động xuất sắc; Tập thể lao động tiên tiến.

+ Chiến sĩ thi đua cấp bộ; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.

+ Bằng khen của Bộ trưởng; Kỷ niệm chương.

+ Các hình thức khen thưởng khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

- Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý như sau:

+ Tập thể lao động tiên tiến.

+ Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.

+ Giấy khen.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 863

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]